Stress làm hỏng da

Theo VnExpress 03:22 19/07/2020 - Làm đẹp
Stress kéo dài khiến da xỉn, sạm màu, mỏng và dễ tổn thương, nổi mụn, xuất hiện quầng thâm hoặc một số bệnh viêm da.

Bác sĩ Thạch Văn Toàn, khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết stress không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn gây một số bệnh cơ thể, trong đó có bệnh về da.

Stress gây mất ngủ kích hoạt các rối loạn sắc tố và tích tụ dần, khiến làn da từ trắng khỏe trở nên xỉn, tối màu và sạm đi. Lớp biểu bì trở nên suy yếu nên chức năng bảo vệ da bị ảnh hưởng, tạo nhiều nếp nhăn và vết chân chim. Cortisol trong cơ thể tăng đột ngột gây tổn hại đến cấu trúc collagen và elastin, thành phần làm da mềm mại và độ đàn hồi của da, tăng huyết áp, rối loạn trao đổi chất hay tăng cân đột ngột.

Người bị căng thẳng, stress còn khiến các tổn thương hay vết thương trên da sẽ chậm lành. Nguyên nhân do lớp biểu bì da bị suy yếu, tăng nguy cơ nhiễm trùng, làm chậm khả năng chữa lành vết thương tự nhiên của da.

Stress còn làm cơ thể giải phóng nhiều nội tiết tố androgen và cortisol từ tuyến thượng thận, là chất xúc tác của mụn trứng cá, khiến da tiết nhiều dầu. Da cũng mỏng và dễ tổn thương hơn, dễ có quầng thâm vùng da dưới mắt, bọng mắt.

Stress nghiêm trọng làm rụng tóc, móng tay dễ gãy. Khi căng thẳng kéo dài, gây ra tình trạng rối loạn cân bằng vi khuẩn đường ruột, làm tổn hại đến khả năng đề kháng của làn da. Tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm da như mề đay, vảy nến, eczema, viêm da, rosacea...

Stress kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe. Ảnh: Euroimmunblog
Stress kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe. Ảnh: Euroimmunblog

Nên duy trì giấc ngủ đủ thời lượng, chất lượng (ít nhất 7 tiếng mỗi ngày) để kiểm soát quá trình bài tiết cortisol.

Duy trì cuộc sống vận động, năng luyện tập thể thao như chạy bộ, hít thở sâu, bơi lội, nhảy... Hít thở sâu sẽ làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp, từ đó đảo ngược tác động của stress. Tập thiền, yoga giúp giảm căng thẳng, lo âu bằng cách giúp não sản sinh ra các hormone endorphin gây phấn chấn, giảm stress.

Hạn chế rượu bia, thuốc lá, chất kích thích. Điều trị dùng thuốc giảm căng thẳng hoặc các liệu pháp tâm lý giảm căng thẳng.

Sắp xếp công việc, làm việc nghỉ ngơi khoa học, hợp lý. Đi du lịch, mua sắm, gặp gỡ bạn bè, xem phim, chơi game... để cải thiện tình trạng. Sống vui, khỏe, cười nhiều hơn giúp giảm cortisol và làm tăng endorphin trong não, khiến tinh thần phấn chấn, vui vẻ, giúp máu lưu thông lên não và tăng cường chức năng hô hấp.

Lựa chọn thực phẩm có lợi, tránh sử dụng các thực phẩm chế biến quá kỹ, nhiều đường nhân tạo. Ví dụ, dùng dầu ô liu thay bơ thực vật và cá thay vì thịt đỏ...

Thùy An

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trả giá đắt sau tiêm giảm béo

Trả giá đắt sau tiêm giảm béo

Làm đẹp - 15/08/2024

Trả giá đắt sau tiêm giảm béo

Biến chứng vì tiêm meso trẻ hóa ở cơ sở không uy tín

Biến chứng vì tiêm meso trẻ hóa ở cơ sở không uy tín

Làm đẹp - 17/07/2024

Biến chứng vì tiêm meso trẻ hóa ở cơ sở không uy tín

Cô gái trẻ nhập viện với cặp môi biến dạng sau thẩm mỹ cắt môi trái tim

Cô gái trẻ nhập viện với cặp môi biến dạng sau thẩm mỹ cắt môi trái tim

Làm đẹp - 25/04/2024

Cô gái trẻ nhập viện với cặp môi biến dạng sau thẩm mỹ cắt môi trái tim

Vì sao nhiều người tiêm meso trẻ hóa da gặp biến chứng?

Vì sao nhiều người tiêm meso trẻ hóa da gặp biến chứng?

Làm đẹp - 14/03/2024

Vì sao nhiều người tiêm meso trẻ hóa da gặp biến chứng?

Ăn "thâm hụt calo" để giảm cân sau ngày Tết

Ăn "thâm hụt calo" để giảm cân sau ngày Tết

Làm đẹp - 14/02/2024

Ăn "thâm hụt calo" để giảm cân sau ngày Tết

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới