Thay kính áp tròng bằng kính gọng phòng nCoV

Đeo kính gọng sẽ giảm tần suất chạm tay lên mắt và mặt, tạo "lá chắn" phòng virus bắn trong không khí, theo Học viện Nhãn khoa Mỹ (AAO).

Tiến sĩ Thomas Steinemann, phát ngôn viên của AAO, bác sĩ nhãn khoa Trung tâm Y tế MetroHealth, Cleveland, Ohio, cho rằng người đeo kính áp tròng không chỉ chạm tay vào mắt khi đeo hay tháo kính. Họ còn có thói quen chạm tay vào mắt, mặt nhiều hơn người không đeo.

"Bạn lấy tay dụi mắt, rồi đưa vào miệng, rồi các ngón tay lại chạm vào mũi và các bộ phận khác trên cơ thể", Thomas nói.  "Một số người còn quên rửa sạch tay trước khi đeo, tháo kính áp tròng".

Kính gọng còn có thể bảo vệ mắt khỏi bất kỳ hạt virus nào trong không khí, mặc dù nguy cơ nhiễm bệnh từ miệng và mũi cao hơn.

Với các nhân viên y tế thường xuyên chăm sóc bệnh nhân Covid-19, sự thay đổi này rất quan trọng.  Đối với những người thuộc các ngành nghề khác, "đây là một cách phòng bệnh, một ‘lá chắn’ khác chúng ta có thể khoác lên người để giảm nguy cơ nhiễm virus", Thomas cho biết.

Ông cũng nhấn mạnh, về mặt lý thuyết một người không thể mắc Covid-19 nếu nCoV xâm nhập vào mắt, song "không có bằng chứng nào chứng minh điều này".

Thay kính áp tròng bằng kính có gọng làm giảm khả năng lây nhiễm Covid-19. Ảnh: Mel Magazine

Thay kính áp tròng bằng kính có gọng làm giảm khả năng lây nhiễm Covid-19. Ảnh: Mel Magazine

"nCoV có thể xâm nhập vào mắt và khiến con người mắc Covid-19, nhưng tôi nghĩ điều này không dễ dàng xảy ra", William Schaffner, Giáo sư Y học Dự phòng và Bệnh Truyền nhiễm tại Đại học Y khoa Vanderbilt, Columbia, nói.

Một vấn đề dễ dàng xảy ra hơn là nCoV có khả năng gây viêm kết mạc (đau mắt đỏ), tình trạng dễ lây lan, gây sưng kết mạc - phần tròng trắng mắt, bên trong mí mắt.

"Kết mạc là một lớp nhầy, ẩm ướt, môi trường lý tưởng của virus. Trên thực tế, rất nhiều sinh vật có thể dễ dàng dính vào kết mạc, cũng như dính vào kính áp tròng", William cho biết.

Các triệu chứng viêm kết mạc gồm chảy nước mắt, ngứa, rát mắt, tròng trắng mắt bị đỏ, có mủ, chất nhầy và dịch tiết màu vàng có thể đóng vảy trên lông mi, thường làm mắt dính lại khi ngủ.

Các báo cáo từ Trung Quốc và các nước cho thấy khoảng 1-3% người mắc Covid-19 cũng bị viêm kết mạc. Điều này đáng lo ngại, bởi một người có thể nhiễm nCoV nếu chạm vào dịch từ mắt bệnh nhân Covid-19, hoặc đồ vật chứa dịch mà bệnh nhân từng chạm vào.

Tin tức này khiến hơn 12 tổ chức mắt quốc gia tại Mỹ yêu cầu bác sĩ nhãn khoa dừng việc khám, chữa cho bệnh nhân, ngoại trừ các trường hợp khẩn cấp hoặc cấp cứu, như chấn thương mắt. Đồng thời, dừng các thủ tục hành chính và chăm sóc phẫu thuật.

"Mỗi chúng ta đều cần có trách nhiệm với cộng đồng, không được biến mình thành vật chủ trung gian của một căn bệnh có thể gây chết người", AAO tuyên bố trong một thông báo. "Đây là một cuộc khủng khoảng mang tính sống còn. Là những bác sĩ, chúng ta phải phản ứng với dịch bệnh, hỗ trợ đồng nghiệp và cộng đồng của mình. Hãy giữ an toàn".

Theo một nghiên cứu mới được Viện Hàn lâm Nhãn khoa Mỹ công bố, không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy nước mắt của người mắc Covid-19 chứa virus, song không có ai trong nghiên cứu bị viêm kết mạc. Do đó, liệu nCoV có thể lây lan qua nước mắt hay không vẫn chưa được kết luận.

Song, các chuyên gia nhấn mạnh viêm kết mạc không phải là một triệu chứng của Covid-19, mọi người  không nên quá lo lắng. 

Lê Hằng (Theo CNN)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Vì sao nhiều người tiêm meso trẻ hóa da gặp biến chứng?

Vì sao nhiều người tiêm meso trẻ hóa da gặp biến chứng?

Làm đẹp - 14/03/2024

Vì sao nhiều người tiêm meso trẻ hóa da gặp biến chứng?

Ăn "thâm hụt calo" để giảm cân sau ngày Tết

Ăn "thâm hụt calo" để giảm cân sau ngày Tết

Làm đẹp - 14/02/2024

Ăn "thâm hụt calo" để giảm cân sau ngày Tết

Rước vạ vì ham làm đẹp cấp tốc đón Tết

Rước vạ vì ham làm đẹp cấp tốc đón Tết

Làm đẹp - 25/01/2024

Rước vạ vì ham làm đẹp cấp tốc đón Tết

Dùng cần tây để giảm cân sao cho đúng?

Dùng cần tây để giảm cân sao cho đúng?

Làm đẹp - 18/01/2024

Dùng cần tây để giảm cân sao cho đúng?

Có hết sẹo sau 1 lần trị liệu?

Có hết sẹo sau 1 lần trị liệu?

Làm đẹp - 09/10/2023

Có hết sẹo sau 1 lần trị liệu?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới