Tia UV gây bỏng nắng

Cô gái 20 tuổi đến Bệnh viện Da liễu Trung ương, Hà Nội, khám với làn da đỏ phồng rộp, sau chuyến đi tắm biển.

Trước khi tắm biển, cô thoa kem chống nắng, song nhiều vùng da vẫn bị cháy nắng. Đặc biệt, vùng mặt và tay bị sưng nề, ngứa, bỏng rát, phồng rộp như bỏng hơi nước. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị bỏng nắng, phải dùng thuốc bôi kết hợp uống để điều trị. 

"Thông thường vào cao điểm mùa hè, mỗi ngày khoa tiếp nhận khoảng 3-5 bệnh nhân", bác sĩ Hoàng Văn Tâm, Phó Trưởng Khoa Điều trị Nội trú ban ngày, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết, ngày 11/5.

Bỏng nắng do tia UV, còn gọi là tia tử ngoại, tia cực tím. UV bao gồm tia A (bước sóng từ 380 đến 315 nm), tia B (bước sóng 315 - 280 nm), tia C (bước sóng ngắn hơn 280 nm). 

Các tia UV có mức năng lượng khác nhau sẽ gây mức độ tác hại khác nhau đến sức khỏe và môi trường sống của con người. Tia UVA có thể xuyên qua mây mù, không khí, gây lão hóa da. Tia UVB có khả năng xuyên một phần qua tầng ozon và khí quyển, gây say nắng, tổn thương và làm đen da. Người bị bỏng nắng chủ yếu do tia này. Tia UVC năng lượng cao nhất, gây ung thư da, may mắn đã có tầng ozon chặn lại.

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), chỉ số UV dao động 0-2 được xem là thấp, chỉ số UV 8-10 thời gian tiếp xúc gây bỏng là 25 phút. Chỉ số UV từ 11 trở lên được xem là cực kỳ cao, rất nguy hiểm, nguy cơ làm tổn thương da, mắt bị bỏng nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong khoảng 15 phút mà không được bảo vệ.

Ảnh minh họa
Một bệnh nhân soi da mặt tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, ngày 11/5. Ảnh: Lê Nga.

Theo bác sĩ Tâm, tiếp xúc quá mức với ánh sáng mặt trời trong thời gian ngắn sẽ gây bỏng nắng, tổn thương mắt như đục thủy tinh thể, da bị bỏng, khô, sạm, tạo nếp nhăn, lão hóa nhanh. Nếu tiếp xúc kéo dài, tích lũy có thể gây ung thư da.

Bác sĩ khuyến cáo người dân cần có các biện pháp chủ động để bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của UV như hạn chế ra nắng giờ cao điểm. Khi ra nắng cần sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30+ và thoa sau mỗi hai tiếng. Có thể sử dụng viên uống chống nắng phối hợp để bảo vệ da.

Ngoài ra, cần có biện pháp bảo vệ vật lý gồm mũ, kính râm, ô, khẩu trang, găng tay, tất, quần áo sậm màu và trú dưới bóng râm. Bên cạnh đó uống đủ nước, bổ sung thêm rau củ quả tươi trong bữa ăn hàng ngày.

Từ đầu tháng 5, cả nước trải qua đợt nắng nóng. Tây Nguyên và Nam Bộ, nhiệt độ cao nhất trong ngày 35-37. Cơ quan khí tượng dự báo ngày 12/5, chỉ số tia UV tại Đà Nẵng khoảng 6-8, TP HCM 7-9, tương ứng với mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao đối với con người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

Lê Nga 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Vì sao nhiều người tiêm meso trẻ hóa da gặp biến chứng?

Vì sao nhiều người tiêm meso trẻ hóa da gặp biến chứng?

Làm đẹp - 14/03/2024

Vì sao nhiều người tiêm meso trẻ hóa da gặp biến chứng?

Ăn "thâm hụt calo" để giảm cân sau ngày Tết

Ăn "thâm hụt calo" để giảm cân sau ngày Tết

Làm đẹp - 14/02/2024

Ăn "thâm hụt calo" để giảm cân sau ngày Tết

Rước vạ vì ham làm đẹp cấp tốc đón Tết

Rước vạ vì ham làm đẹp cấp tốc đón Tết

Làm đẹp - 25/01/2024

Rước vạ vì ham làm đẹp cấp tốc đón Tết

Dùng cần tây để giảm cân sao cho đúng?

Dùng cần tây để giảm cân sao cho đúng?

Làm đẹp - 18/01/2024

Dùng cần tây để giảm cân sao cho đúng?

Có hết sẹo sau 1 lần trị liệu?

Có hết sẹo sau 1 lần trị liệu?

Làm đẹp - 09/10/2023

Có hết sẹo sau 1 lần trị liệu?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới