Chế độ ăn phòng dịch theo lứa tuổi

Người cao tuổi nên giảm thịt, bổ sung canxi, sữa chua có lợi cho tiêu hóa; trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi bú sữa mẹ hoàn toàn...

Covid-19 diễn biến phức tạp, mỗi người cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân đối và lối sống khoa học để tăng cường đề kháng, miễn dịch cơ thể. Nhất là người cao tuổi mắc bệnh mạn tính, trẻ nhỏ...

Nhu cầu năng lượng của người 60 tuổi giảm 20%, người trên 70 tuổi giảm 30% so với người 25 tuổi.  Khuyến nghị nhu cầu năng lượng với người cao tuổi là 1.700-1.900 kcal một ngày. Nhu cầu protein 60-70 g một ngày, trong đó đạm động vật chiếm 30% lượng protein. 

Người cao tuổi nên ăn ít thịt, thay bằng thực phẩm giàu canxi như cá, tôm, cua. Nên ăn ít nhất 3 bữa cá và 3 quả trứng một tuần. Bổ sung sữa chua để dễ tiêu và có lợi cho tiêu hóa.

Ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật, trong đó tỷ lệ chất béo thực vật chiếm 35% tổng lượng chất béo. Đảm bảo ăn 3-4 bữa mỗi ngày, ăn nóng, thức ăn nên luộc, hấp và nấu chín mềm. Uống 1-2 cốc mỗi ngày.

Người cao tuổi cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, thức ăn nên luộc, hấp và nấu chín mềm. Ảnh: Shutterstock.

Người cao tuổi cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, thức ăn nên luộc, hấp và nấu chín mềm. Ảnh: Shutterstock.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi nên bú sữa mẹ hoàn toàn. Đây là biện pháp phòng chống lây nhiễm tốt nhất với trẻ nhỏ. Trẻ nên bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi và bổ sung hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng. Trẻ mẫu giáo và học sinh, cần ăn uống điều độ, đủ nhu cầu chất dinh dưỡng theo từng lứa tuổi. Trẻ bị biếng ăn nên bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng. Ăn nhiều quả chín, rau xanh.

Trẻ 1-2 tuổi vẫn tiếp tục cho bú mẹ hoặc uống sữa công thức 300-500 ml một ngày. Ăn 4 bữa cháo hoặc súp mỗi ngày. Ăn quả chín theo nhu cầu. Lượng thực phẩm trong ngày bao gồm gạo (100-150 g); thịt hoặc cá, tôm (100-120 g); trứng gà 3-4 quả một tuần; dầu mỡ (25-30 g); rau xanh (50-100 g); quả chín (150-200 g).

Trẻ 3-5 tuổi ăn 4 bữa ngày, lượng thực phẩm tăng dần. Không ăn bánh kẹo, nước ngọt, quả chín trước bữa ăn. Lượng thực phẩm hàng ngày bao gồm gạo (200-300 g); thịt hoặc cá, tôm (150-200 g); dầu mỡ (30-40 g), rau xanh (200-250 g), quả chín (200-300 g), sữa (300-400 ml).

Người đang mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, gout... cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ về sử dụng thuốc điều trị và chế độ dinh dưỡng bệnh lý. Đây cũng là nhóm nguy cơ cao nhiễm Covid-19, do sức đề kháng và miễn dịch kém hơn người khác. 

Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến - Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng. Viện Dinh dưỡng

Nguồn: https://vnexpress.net/suc-khoe/che-do-an-phong-dich-theo-lua-tuoi-4063485.html

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Áp lực cuộc sống tàn phá trí nhớ nhiều người trẻ

Áp lực cuộc sống tàn phá trí nhớ nhiều người trẻ

Sống khỏe - 23/10/2022

Áp lực cuộc sống tàn phá trí nhớ nhiều người trẻ

Lan tỏa thông điệp “Sống khỏe, sống thanh xuân"

Lan tỏa thông điệp “Sống khỏe, sống thanh xuân"

Sống khỏe - 19/06/2022

Lan tỏa thông điệp “Sống khỏe, sống thanh xuân"

Một hành động nhỏ trước khi ngủ giúp phòng chống tắc nghẽn mạch máu, ngăn ngừa cục máu đông

Một hành động nhỏ trước khi ngủ giúp phòng chống tắc nghẽn mạch máu, ngăn ngừa cục máu đông

Sống khỏe - 08/05/2022

Một hành động nhỏ trước khi ngủ giúp phòng chống tắc nghẽn mạch máu, ngăn ngừa cục máu đông

Không được ăn ba loại thực phẩm này với chuối nếu không sẽ hối hận cả đời

Không được ăn ba loại thực phẩm này với chuối nếu không sẽ hối hận cả đời

Sống khỏe - 19/04/2020

Không được ăn ba loại thực phẩm này với chuối nếu không sẽ hối hận cả đời

Làm gì để không gian luôn trong lành trong nhà bạn?

Làm gì để không gian luôn trong lành trong nhà bạn?

Sống khỏe - 16/04/2020

Làm gì để không gian luôn trong lành trong nhà bạn?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới