Dùng chén chấm riêng góp phần phòng bệnh lây nhiễm

Dùng chén chấm riêng có thể hạn chế các mầm bệnh bám vào đũa của người bệnh lây lan sang người khoẻ, phòng các bệnh tiêu hóa, hô hấp.

Trên mâm cơm thường ngày của một số gia đình Việt, số chén chấm thường ít hơn số lượng các thành viên dù nhiều người có nhu cầu chấm thêm gia vị. Các loại nước chấm thường dùng như nước mắm, nước tương, tương ớt, tương cà... được cho vào một chén rồi cả nhà cùng ăn chung. Một số người còn thường dùng đũa của mình để gắp vào đĩa thức ăn chung, gắp cho người khác. Thói quen ăn uống chung đụng có thể ẩn chứa nguy cơ lây những bệnh truyền nhiễm.

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, vi khuẩn HP gây viêm dạ dày hay virus gây cúm, quai bị... có thể thông qua nước bọt trên đũa của người bệnh lan sang chén nước chấm hoặc đĩa, bát thức ăn trên mâm cơm. Người khỏe mạnh ngay sau đó sử dụng chén này và các đĩa, bát thức ăn là cơ hội để những bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào cơ thể. Cùng cơ chế lây lan này là Covid-19, chỉ cần một thành viên trong gia đình nhiễm bệnh mà không biết, thói quen dùng chung trên bàn ăn đưa những giọt bắn có chứa virus dễ dàng phát tán cho những người khác. 

Tránh thói quen ăn uống chung đụng đề phòng bệnh
Tránh thói quen ăn uống chung đụng đề phòng bệnh

Ăn cơm nhà không chỉ là một trong những biện pháp chống dịch mà còn mang đến sức mạnh tinh thần để gia đình cùng vượt qua khó khăn. Tránh thói quen ăn uống chung đụng, dùng chung chén chấm trên bàn ăn có thể góp phần phòng Covid-19 và những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác. Bên cạnh đó, mọi người nên cùng nhau thực hiện tốt biện pháp chống dịch như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, không đưa tay lên mắt, mũi, miệng... để tránh nCoV.

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Chị Hải Âu (quận 3, TP HCM) chia sẻ, thường ngày chị rất chú trọng bữa ăn cho gia đình nên chăm chút ngay từ bước chọn nguyên liệu. Vì dịch bệnh, con chị không đi học, chồng không đi làm nên cả nhà cùng nhau ăn đủ ba bữa mỗi ngày. Chị chú trọng bữa ăn để có nhiều dưỡng chất tăng sức đề kháng và đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh. Để hạn chế mầm bệnh lây lan, chị ý thức việc không dùng chung chén chấm trên bàn ăn. Nếu món ăn bắt buộc phải dùng chung, chị để vào đó một chiếc muỗng sạch cho cả gia đình. Bác sĩ Hải chia sẻ thêm, thời điểm này, mọi người hạn chế ra đường, các thành viên trong gia đình thường xuyên ăn cơm nhà cùng nhau nên tập thói quen dùng chén chấm riêng. Tốt nhất nên chia suất ăn riêng cho từng người để tránh gắp chung đũa vào đĩa, bát thức ăn. Ngoài ra, mọi người cũng nên hạn chế nói chuyện trong bữa ăn, vừa ăn vừa nói để tránh bắn nước bọt sang người xung quanh.

Kim Uyên

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Áp lực cuộc sống tàn phá trí nhớ nhiều người trẻ

Áp lực cuộc sống tàn phá trí nhớ nhiều người trẻ

Sống khỏe - 23/10/2022

Áp lực cuộc sống tàn phá trí nhớ nhiều người trẻ

Lan tỏa thông điệp “Sống khỏe, sống thanh xuân"

Lan tỏa thông điệp “Sống khỏe, sống thanh xuân"

Sống khỏe - 19/06/2022

Lan tỏa thông điệp “Sống khỏe, sống thanh xuân"

Một hành động nhỏ trước khi ngủ giúp phòng chống tắc nghẽn mạch máu, ngăn ngừa cục máu đông

Một hành động nhỏ trước khi ngủ giúp phòng chống tắc nghẽn mạch máu, ngăn ngừa cục máu đông

Sống khỏe - 08/05/2022

Một hành động nhỏ trước khi ngủ giúp phòng chống tắc nghẽn mạch máu, ngăn ngừa cục máu đông

Không được ăn ba loại thực phẩm này với chuối nếu không sẽ hối hận cả đời

Không được ăn ba loại thực phẩm này với chuối nếu không sẽ hối hận cả đời

Sống khỏe - 19/04/2020

Không được ăn ba loại thực phẩm này với chuối nếu không sẽ hối hận cả đời

Làm gì để không gian luôn trong lành trong nhà bạn?

Làm gì để không gian luôn trong lành trong nhà bạn?

Sống khỏe - 16/04/2020

Làm gì để không gian luôn trong lành trong nhà bạn?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới