Hút thuốc lá gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) chủ yếu do hút thuốc lá.
Hút thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu gây ra các tổn thương mạn tính trong phổi (Trong ảnh: Người đàn ông vô tư hút thuốc chỗ đông người, chụp trước cổng trường Đại học Xây dựng, Hà Nội). Ảnh: Khánh Linh
Hút thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu gây ra các tổn thương mạn tính trong phổi (Trong ảnh: Người đàn ông vô tư hút thuốc chỗ đông người, chụp trước cổng trường Đại học Xây dựng, Hà Nội). Ảnh: Khánh Linh

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) được dự đoán sẽ trở thành nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 vào năm 2020. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do hút thuốc lá.

Tổn thương nhu mô phổi, để lại nhiều di chứng

Trao đổi với Báo Giao thông, Ths. BS. Nguyễn Thị Minh Thu, Phó trưởng Phòng Nghiệp vụ Y dược và Trang thiết bị Y tế (Cục Y tế GTVT) cho biết, COPD là bệnh lý có tổn thương nhu mô phổi và đường dẫn khí. Luồng khí lưu thông ra vào phổi bị cản trở hoặc tắc nghẽn một phần, dai dẳng, kéo dài, không hồi phục và để lại nhiều di chứng. “COPD là hậu quả của sự tổn thương phổi do tiếp xúc thường xuyên và trong thời gian dài với các chất độc hại như: Khói thuốc lá, không khí ô nhiễm, khói than củi..., phổ biến nhất là khói thuốc lá. Việc tránh tiếp xúc từ sớm, hoặc dừng hẳn hút thuốc lá có ý nghĩa lớn trong việc phòng tránh hoặc điều trị COPD”, BS. Thu khuyến cáo.

Theo BS. Thu, với thói quen hút thuốc lá còn phổ biến, số ca mắc COPD ngày càng gia tăng và để lại gánh nặng bệnh tật ngày càng lớn ở Việt Nam. Trung bình cứ 100 người thì có 12 người mắc COPD. “Bệnh chủ yếu gặp ở người trên 40 tuổi. Nhưng trên thực tế, tổn thương phổi đã xuất hiện và tiến triển dần dần từ những năm 20 tuổi, khi họ bắt đầu hút những điếu thuốc lá đầu tiên. Do đó, COPD gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới, do thói quen hút thuốc lá phổ biến hơn ở nam”, BS. Thu phân tích.

Nói về nguyên nhân mắc COPD, Bs. Thu khẳng định, hút thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu gây ra các tổn thương mạn tính trong phổi và đường dẫn khí, sau nhiều năm sẽ tiến triển thành COPD. Các tổn thương này do hiện tượng viêm kéo dài trên bề mặt đường dẫn khí, gây ra phản xạ ho, tăng sản xuất đàm và dần dần phá hủy các cấu trúc đàn hồi trong nhu mô phổi. “Phụ nữ cũng có thể bị COPD với cơ chế tương tự như trên nhưng thông qua hút thuốc lá thụ động”, BS. Thu cho hay.

Các chuyên gia cũng lưu ý đối với người thường xuyên tiếp xúc với khói sinh ra từ việc đốt than/củi (chất đốt sinh khối), khói nhang cũng gây tác hại lên phổi và đường dẫn khí tương tự như khói thuốc lá. Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí cũng góp phần gây ra COPD hoặc làm nặng hơn tình trạng COPD sẵn có. Không khí ô nhiễm kết hợp với việc hút thuốc lá làm gia tăng khả năng mắc bệnh COPD.

10 giây có 1 người tử vong do COPD

Thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam, COPD gây ra hơn 25.000 ca tử vong/ năm, nhiều hơn số người chết vì TNGT. Theo Hội Hô hấp châu Á Thái Bình Dương, tỷ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính người trên 35 tuổi cả hai giới tại Việt Nam cao nhất khu vực. Số bệnh nhân ngày càng gia tăng nhanh do ô nhiễm không khí mức báo động, tiêu thụ hút thuốc lá và thuốc lá điện tử.

Ban chỉ đạo Phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) cho hay, bệnh không chỉ ảnh hưởng phổi mà còn tàn phá nhiều cơ quan trong cơ thể. Bệnh nhân nhập viện nhiều lần do đợt cấp sẽ phải dùng nhiều kháng sinh mạnh kèm theo corticoid lặp đi lặp lại, có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác như lao phổi, teo cơ, đái tháo đường, viêm phổi, trầm cảm, loét dạ dày, mỏng da, xuất huyết, cườm mắt, loãng xương...

Ban chỉ đạo Phòng chống tác hại thuốc lá cũng khuyến cáo, để phòng ngừa COPD, người dân nên hạn chế hoạt động ngoài trời tại các khu vực bị đánh giá ô nhiễm cao; Có thể mang cùng một lúc 2-3 lớp khẩu trang y tế đúng chuẩn để ngăn ngừa bụi; Uống nhiều nước và các loại rau xanh hay trái cây giàu vitamin C như: Cam, chanh, bưởi, quýt, uống sữa, tập thể dục, phơi nắng sáng, bổ sung kẽm, omega 3… giúp bảo vệ đường thở; Trồng cây trong nhà như lưỡi hổ, nha đam, trầu bà giúp thanh lọc không khí… Khi cảm thấy khó thở, đau ngực hay khó chịu ở mắt, người bệnh cần đến ngay cơ sở khám chữa bệnh để được bác sĩ tư vấn điều trị.

Hà Linh

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Giữ vẻ đẹp tự nhiên theo cách của phụ nữ hiện đại

Giữ vẻ đẹp tự nhiên theo cách của phụ nữ hiện đại

Sống khỏe - 30/08/2024

Giữ vẻ đẹp tự nhiên theo cách của phụ nữ hiện đại

Áp lực cuộc sống tàn phá trí nhớ nhiều người trẻ

Áp lực cuộc sống tàn phá trí nhớ nhiều người trẻ

Sống khỏe - 23/10/2022

Áp lực cuộc sống tàn phá trí nhớ nhiều người trẻ

Lan tỏa thông điệp “Sống khỏe, sống thanh xuân"

Lan tỏa thông điệp “Sống khỏe, sống thanh xuân"

Sống khỏe - 19/06/2022

Lan tỏa thông điệp “Sống khỏe, sống thanh xuân"

Một hành động nhỏ trước khi ngủ giúp phòng chống tắc nghẽn mạch máu, ngăn ngừa cục máu đông

Một hành động nhỏ trước khi ngủ giúp phòng chống tắc nghẽn mạch máu, ngăn ngừa cục máu đông

Sống khỏe - 08/05/2022

Một hành động nhỏ trước khi ngủ giúp phòng chống tắc nghẽn mạch máu, ngăn ngừa cục máu đông

Không được ăn ba loại thực phẩm này với chuối nếu không sẽ hối hận cả đời

Không được ăn ba loại thực phẩm này với chuối nếu không sẽ hối hận cả đời

Sống khỏe - 19/04/2020

Không được ăn ba loại thực phẩm này với chuối nếu không sẽ hối hận cả đời

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới