Rửa tay thường xuyên đến mấy mà không bỏ được thói quen này, bạn vẫn dễ mắc Covid-19
Mắt và miệng của chúng ta là những khu vực giúp virus xâm nhập cơ thể dễ nhất và điều đơn giản là chỉ cần 1 ngón tay chứa virus chạm lên là đủ.
Chúng ta luôn chạm lên mặt trong vô thức
Các nhà khoa học đã nghiên cứu hành vi này và nhận thấy mọi người thường xuyên chạm tay lên mặt. Trong một bài nghiên cứu năm 2008, 10 đối tượng được theo dõi độc lập trong một môi trường văn phòng kéo dài suốt 3 tiếng đồng hồ. Qua đó, các nhà nghiên cứu nhận ra những người này thường chạm vào mặt trung bình khoảng 16 lần trên 1 giờ.
Một nghiên cứu khác thực hiện vào năm 2015 với 26 sinh viên y khoa tại một trường đại học ở Australia cho ra một kết quả cao hơn, họ chạm vào mặt 23 lần trong 1 giờ. Hầu như một nửa khu vực trên mặt bị chạm phải là miệng, mũi và mắt, đây đều là những con đường dễ dàng nhất cho virus và vi khuẩn khi muốn xâp nhập cơ thể.
Kể cả những chuyên gia y tế hàng đầu, những người phải hiểu và nắm rõ điều này cũng không thể thoát khỏi hành động gần như vô thức, họ dùng tay chạm lên mặt trung bình khoảng 19 lần trong 2 giờ.
“Khi tích cực làm việc, mọi người sẽ thường rung chân, nghịch tóc hoặc trong trường hợp này là chạm vào mặt. Chắc chắn thông tin này sẽ giúp bạn biết khi nào thì cơ thể dễ tổn thương nhất với những hoạt động trên, từ đó bạn sẽ cố gắng phòng bị tốt nhất, ví dụ như trong cuộc họp, khi nghe điện thoại hoặc khi đang hăng say làm việc”, bác sĩ Alex Dimitriu, người sáng lập Psychiatry & Sleep Medicine tại Menlo Park, California, có chứng nhận kép về nghiên cứu tâm thần học và y học về giấc ngủ, chia sẻ với Healthline.
Rửa tay là cách phòng tránh tốt
Rửa tay là cách tốt để tránh bị lây nhiễm virus SARS-CoV-2 khi tiếp xúc với các bề mặt nhưng để đạt hiệu quả, chúng ta phải thường xuyên rửa tay với xà phòng, mỗi lần ít nhất 20 giây. Điều này chỉ có ích khi chúng ta cũng tránh chạm vào mặt vì chẳng thể biết được có khi nào bạn đã vô tình đón nhầm một hành khách nhỏ bé nhưng nguy hiểm chết người hay không.
Tuy nhiên, chúng ta tiếp xúc với các bề mặt thường xuyên đến mức tỷ lệ tái nhiễm trùng giữa các lần rửa tay là rất cao. Chỉ cần cầm vào tay nắm cửa hoặc bề mặt tương tự là bạn có nguy cơ bị nhiễm virus trở lại.
Dimitriu chia sẻ, “Một chiếc nhẫn mới, đồ trang sức hoặc thậm chí là dây chun ở cổ tay có thể sẽ là một vật nhắc nhở giúp bạn để ý kĩ hơn tới đôi tay, lý tưởng nhất là sẽ giúp bạn nhớ không được chạm tay lên mặt. Tuy nhiên, cũng cần phải có điều gì đó khác biệt để khuyến khích những hành vi ‘khác biệt’ và không phải vô thức”.
Đây là một thói quen có thể bỏ
Zachary Sikora, nhà tâm lý học lâm sàng tại Bệnh viện Tây Bắc Huntley ở Huntley, Illinois, Mỹ đã đưa ra một vài lời khuyên giúp bạn tránh chạm vào mặt trước tình hình dịch Covid-19 đang xảy ra nghiêm trọng.
“Luôn chú ý cẩn thận về ý định giữ đôi bàn tay cách xa khỏi mặt. Chỉ cần một khoảnh khắc dừng lại, ngắn thôi, cũng có thể giúp bạn nhận thức rõ hơn về những gì bạn đang làm với đôi tay của mình”, ông nói.
Zachary Sikora gợi ý sử dụng các ghi chú làm lời nhắc để đặt trong nhà cũng là cách hay để giúp bạn luôn nhớ không được cho tay lên mặt. “Giữ đôi tay thật bận rộn. Nếu đang xem TV, hãy cố gắng gấp quần áo, sắp xếp thư hoặc cầm nắm vật gì đó trên tay”, Sikora nói thêm, ngay cả khăn giấy cũng là phương án ổn, miễn là nó nhắc bạn giữ đôi tay thật xa khỏi mặt.
Ông cũng khuyên nên sử dụng nước rửa tay hoặc xà phòng rửa tay thơm để bạn chú ý tới bàn tay. Mùi sẽ thu hút sự quan tâm của bạn tới đôi tay. Nếu đang trong phòng học hay cuộc họp, hãy đan tay vào nhau và đặt chúng vào lòng. Cuối cùng, nếu thực sự bạn rất hay chạm tay lên mặt, Sikora khuyên nên đeo găng tay, đó sẽ là một lời nhắc nhở hiệu quả.
“Bạn có thể đeo găng tay khi ra ngoài và rất nhiều khả năng sẽ tiếp xúc với bề mặt có virus. Sau khi đến nơi, hãy bỏ ngay găng tay ngay lập tức. Và nghe có vẻ bất thường nhưng đeo găng tay tại nhà cũng có thể giúp bạn từ bỏ thói quen chạm lên mặt”, Sikora chia sẻ.
Điểm mấu chốt
Cho dù bạn có thường xuyên rửa tay bao nhiêu lần đi nữa thì điều đó cũng không đủ thường xuyên để ngăn virus lây nhiễm vào người. Cách phòng ngừa tốt là tránh chạm vào mặt càng nhiều càng tốt.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19: - Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi. - Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác. - Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế. - Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095 |
Minh Kiên (Theo Healthline)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Giữ vẻ đẹp tự nhiên theo cách của phụ nữ hiện đại
Sống khỏe - 30/08/2024
Giữ vẻ đẹp tự nhiên theo cách của phụ nữ hiện đại
Áp lực cuộc sống tàn phá trí nhớ nhiều người trẻ
Sống khỏe - 23/10/2022
Áp lực cuộc sống tàn phá trí nhớ nhiều người trẻ
Lan tỏa thông điệp “Sống khỏe, sống thanh xuân"
Sống khỏe - 19/06/2022
Lan tỏa thông điệp “Sống khỏe, sống thanh xuân"
Một hành động nhỏ trước khi ngủ giúp phòng chống tắc nghẽn mạch máu, ngăn ngừa cục máu đông
Sống khỏe - 08/05/2022
Một hành động nhỏ trước khi ngủ giúp phòng chống tắc nghẽn mạch máu, ngăn ngừa cục máu đông
Không được ăn ba loại thực phẩm này với chuối nếu không sẽ hối hận cả đời
Sống khỏe - 19/04/2020
Không được ăn ba loại thực phẩm này với chuối nếu không sẽ hối hận cả đời