Bác sĩ gặp khó, người dân chịu thiệt đủ bề

NDO - Ưu tiên bệnh nhân chuyển tuyến điều trị, sử dụng tiết giảm tối thiểu liều lượng hóa chất, sinh phẩm tiêu hao trong cấp cứu, thậm chí phải kéo dài thời gian hội chẩn sang ngày hôm sau vì thiếu kết quả xét nghiệm… là những câu chuyện hy hữu nhưng lại đang xảy ra tại các bệnh viện công hoạt động theo mô hình tự chủ tài chính ở Hà Tĩnh.
Thiếu vật tư, hóa chất, sinh phẩm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chăm sóc bệnh nhân tại các cơ sở y tế công lập ở Hà Tĩnh.
Thiếu vật tư, hóa chất, sinh phẩm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chăm sóc bệnh nhân tại các cơ sở y tế công lập ở Hà Tĩnh.

 

Thực trạng khan hiếm nguồn cung vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm không chỉ tác động xấu đến hoạt động khám, chữa bệnh tại địa phương, mà còn đẩy người bệnh đến những rủi ro, tốn kém hơn mức cần thiết mỗi khi bước chân vào bệnh viện khám, chữa bệnh trong giai đoạn này.

Thiếu trầm trọng

Ngay sau khi Chính phủ ban hành số Nghị định 07/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP về quản lý trang, thiết bị y tế và Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 4/3/2023 về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế, tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai các biện pháp và bước đầu đã tháo gỡ được một số khó khăn, nhất là trong đấu thầu, mua sắm thuốc.

Theo đó, kết quả đấu thầu thuốc cấp địa phương cung cấp năm 2023-2024 đối với gói thầu cung cấp thuốc hóa dược, gói thầu cung cấp thuốc dược liệu và thuốc cổ truyền đã có 847 mặt hàng trúng thầu trên tổng số 1.024 mặt hàng theo kế hoạch (đạt 82,7%).

Tuy vậy, kết quả đấu thầu tập trung vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm cung cấp cho các cơ sở y tế trong năm 2023-2024 chỉ có 6/17 phần trúng thầu.

Để tháo gỡ khó khăn này, tỉnh Hà Tĩnh cho phép các cơ sở y tế, đơn vị cung ứng được phép gia hạn thời gian thực hiện thỏa thuận khung các gói thầu mua sắm vật tư, hóa chất, sinh phẩm y tế đã được thực hiện từ năm 2020 và tổ chức đấu thầu lại các gói không trúng thầu.

Tuy nhiên, ngày 28/4 vừa qua là thời điểm kết thúc việc gia hạn thỏa thuận khung, trong khi chưa có kết quả đấu thầu lại. Vì vậy, tình trạng khốn khó do thiếu hụt nghiêm trọng vật tư, sinh phẩm, hóa chất phục vụ công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh lại càng trở nên trầm trọng hơn.

Nhiều xét nghiệm không thể thực hiện được do thiếu hóa chất, sinh phẩm.
Nhiều xét nghiệm không thể thực hiện được do thiếu hóa chất, sinh phẩm.

 

Theo phản ánh của lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh, từ nhiều tháng nay, đơn vị phải đối mặt với việc thiếu hụt vật tư, hóa chất, sinh phẩm. Nghiêm trọng nhất là nhiều loại hóa chất, sinh phẩm phục vụ công tác xét nghiệm không còn. Nhiều loại vật tư y tế như: xông tiểu, xi sọ não, canuyn ngáng lưỡi… bị thiếu hụt do hết số lượng hoặc nhà thầu không thể cung ứng.

Đặc biệt, một số loại vật tư phục vụ cấp cứu như: vòng cao su cầm máu trong xuất huyết tiêu hóa, sten mạch vành trong điều trị nhồi máu cơ tim... cũng không có sẵn tại bệnh viện này, ảnh hưởng rất lớn đến công tác điều trị.

Do không có hóa chất để xét nghiệm, bệnh viện phải hướng dẫn người nhà bệnh nhân đi xét nghiệm ở ngoài, khuyến khích bệnh nhân chuyển tuyến, thậm chí đối với những ca đang cấp cứu, các bác sĩ phải sử dụng tiết giảm những vật tư, hóa chất đang khan hiếm này.

“Thực tế, trong thời gian qua, chúng tôi đã phải cho chuyển tuyến nhiều ca bệnh vì không thể làm xét nghiệm máu để phẫu thuật. Căng nhất là khi có các ca bệnh vào lúc đêm khuya, rạng sáng, khi đó, các cơ sở xét nghiệm tư nhân đã nghỉ làm, không thể làm dịch vụ xét nghiệm nên khó khăn cho các y, bác sĩ trong chẩn đoán, cấp cứu và điều trị cho người bệnh” - bác sĩ Lê Ngọc Thanh, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh cho biết.

Thực tế, trong thời gian qua, chúng tôi đã phải cho chuyển tuyến nhiều ca bệnh vì không thể làm xét nghiệm máu để phẫu thuật. Căng nhất là khi có các ca bệnh vào lúc đêm khuya, rạng sáng, khi đó, các cơ sở xét nghiệm tư nhân đã nghỉ làm, không thể làm dịch vụ xét nghiệm nên khó khăn cho các y, bác sĩ trong chẩn đoán, cấp cứu và điều trị cho người bệnh.

Bác sĩ Lê Ngọc Thanh, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh

Chị Lê Thị Nga ở Thạch Long, Thạch Hà bức xúc: "Người nhà của tôi bị nhồi máu cơ tim phải điều trị lâu dài ở bệnh viện, do các hạng mục thuốc, vật tư y tế thuộc diện được bảo hiểm xã hội chi trả bệnh viện không có, chúng tôi phải đi mua ngoài với giá cao gấp nhiều lần".

Thiệt thòi nhất là những bệnh nhân nghèo, đối tượng chính sách, bởi theo quy định, nhóm đối tượng này được bảo hiểm y tế chi trả 100% chi phí điều trị, tuy nhiên trong tình trạng khó khăn chung, bệnh nhân vẫn phải ra ngoài làm xét nghiệm và mua sắm một số vật tư y tế.

Bác sĩ Phạm Hữu Đà, Trưởng khoa Tim mạch (Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh) cho biết, ngoài những hóa chất, sinh phẩm tiêu hao đã khan hiếm từ mấy tháng nay, hiện nay Khoa Tim mạch đang thiếu sten mạch vành. Việc thiếu vật tư, hóa chất, sinh phẩm tiêu hao sẽ mang lại những hệ lụy xấu, rủi ro cao cho bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim do không tranh thủ được giờ vàng trong cấp cứu, điều trị.

Do Hà Tĩnh chưa có Trung tâm huyết học nên Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh phải kiêm luôn chức năng “kho” cung cấp máu sống cho người bệnh trên địa bàn. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất hiện nay là, không chỉ khan hiếm hóa chất xét nghiệm, sàng lọc máu, mà số lượng túi đựng máu ở bệnh viện này cũng đang trong tình trạng thiếu hụt trầm trọng. Do đó, vấn đề bảo đảm vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm cho các cơ sở y tế là nhiệm vụ cấp bách, cần làm ngay của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng.

Cần giải pháp căn cơ

Trước tình trạng khan hiếm vật tư, hóa chất, sinh phẩm y tế, các bệnh viện đã nhiều lần “kêu cứu” cơ quan chức năng, chính quyền địa phương vào cuộc tháo gỡ, trong đó đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý cho phép các đơn vị tự tổ chức mua sắm để bảo đảm vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm phục vụ công tác khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế theo quy định của pháp luật.

Khoa huyết học, truyền máu (Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh) đang bị ảnh hưởng nặng nề do tác động của thực trạng thiếu vật tư, hóa chất y tế.
Khoa huyết học, truyền máu (Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh) đang bị ảnh hưởng nặng nề do tác động của thực trạng thiếu vật tư, hóa chất y tế.

 

Trên cơ sở đề xuất của các cơ quan, đơn vị liên quan, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã có ý kiến chỉ đạo Sở y tế, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tự tổ chức thực hiện mua sắm đối với các trường hợp thiếu, khan hiếm nguồn cung vật tư, hóa chất, sinh phẩm y tế theo Khoản 4 Điều 74 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ.

Tiếp nhận chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, nhưng lãnh đạo một số cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn cho rằng, giải pháp đưa ra chưa giải quyết được căn cơ thực trạng khan hiếm vật tư, hóa chất, sinh phẩm y tế thời gian qua. Vấn đề quan trọng nhất là Chính phủ cần tiếp tục ban hành, thực hiện các chính sách vĩ mô, như tháo gỡ vướng cho thị trường nhập khẩu; tạo môi trường thông thoáng để nhiều doanh nghiệp được tham gia cung ứng, đấu thầu thuốc, vật tư y tế; sửa đổi các danh mục mua sắm tập trung để các cơ sở y tế chủ động xây dựng kế hoạch đấu thầu, sử dụng thuốc, vật tư, hóa chất tiêu hao…

Chúng tôi chỉ được phép tự mua sắm các gói dưới 100 triệu đồng. Thử nghĩ, với 1.200 bệnh nhân điều trị nội trú và gần 1.000 bệnh nhân ngoại trú mỗi ngày thì mức mua sắm này có bù nổi số vật tư, hóa chất, sinh phẩm tiêu hao mà chúng tôi đang gặp phải không? Trong khi đó, thủ tục mua sắm gói thầu dưới 100 triệu đồng cũng phải mất cả tháng trời.

Bác sĩ Lê Ngọc Thanh, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh

Mặc dù đã tích cực triển khai các pháp để hạn chế tình trạng thiếu hụt vật tư, hóa chất, sinh phẩm, tuy nhiên do chưa có hướng dẫn về việc tự mua sắm, trong lúc các loại danh mục hóa chất vật tư thuộc danh mục đấu thầu tập trung, cho nên Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh đang rất lúng túng và gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm kiếm vật tư, hóa chất thay thế.

Liên quan đến tình trạng khan hiếm thuốc, vật tư y tế, Trưởng phòng Giám định (Bảo hiểm xã hội Hà Tĩnh) Võ Viết Quang kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, các đơn vị chức năng tổ chức đấu thầu lại những mặt hàng chưa có đơn vị cung ứng nhằm bảo đảm quyền lợi người tham gia bảo hiểm xã hội. Cùng với đó, Chính phủ cần sớm có chính sách mang tính đột phá, căn cơ để các địa phương tích cực, chủ động thực hiện các gói thầu cung ứng thuốc, vật tư, hóa chất y tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Hai vợ chồng tử vong khi đi đánh cá, bốn con thơ ngơ ngác đợi tin

Hai vợ chồng tử vong khi đi đánh cá, bốn con thơ ngơ ngác đợi tin

Thời sự xã hội - 02/12/2024

Hai vợ chồng tử vong khi đi đánh cá, bốn con thơ ngơ ngác đợi tin

Bé trai 14 tuổi tử vong khi đi câu cá cùng nhóm bạn

Bé trai 14 tuổi tử vong khi đi câu cá cùng nhóm bạn

Thời sự xã hội - 02/12/2024

Bé trai 14 tuổi tử vong khi đi câu cá cùng nhóm bạn

Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp

Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp

Thời sự xã hội - 30/10/2024

Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp

Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao

Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao

Thời sự xã hội - 28/10/2024

Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao

Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh

Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh

Thời sự xã hội - 24/10/2024

Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới