Bắt vợ ở nhà nấu cơm rửa bát suốt Tết, chồng có thể bị phạt ra sao?

Nhiều phụ nữ than thở suốt Tết chỉ ở nhà dọn dẹp, nấu cơm rửa bát, thậm chí chồng không cho về nhà ngoại, không cho đi chơi với bạn bè.

Với quan niệm "thuyền theo lái, gái theo chồng", nhiều ông chồng yêu cầu vợ trong những ngày lễ Tết luôn phải về nhà nội để quán xuyến công việc gia đình, thậm chí ngăn cản không cho vợ về thăm nhà ngoại.

Nhiều gia đình đặt nặng lễ lạt, ăn uống, khiến người phụ nữ "chôn chân" trong bếp nấu ăn, rửa bát, dọn dẹp nhà cửa, đầu tắt mặt tối, không có thời gian để ra ngoài du Xuân, gặp gỡ bạn bè.

Bắt vợ ở nhà nấu cơm rửa bát suốt Tết, chồng có thể bị phạt ra sao?

Bắt vợ ở nhà nấu cơm rửa bát suốt Tết, cấm vợ về ngoại ăn Tết, chồng có thể bị xử phạt tới 10 triệu đồng
Bắt vợ ở nhà nấu cơm rửa bát suốt Tết, cấm vợ về ngoại ăn Tết, chồng có thể bị xử phạt tới 10 triệu đồng

 

 
 

Theo luật sư Nguyễn Thu Hương, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, việc này sẽ gây ức chế cho người phụ nữ, gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, việc này còn có thể vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Bởi khoản 1, điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định rõ: Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. Tức san sẻ việc nhà với vợ không phải là sự tự nguyện, tự giác, mà là nghĩa vụ của người chồng theo quy định của pháp luật.

Còn theo điểm a khoản 1 Điều 55 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực , trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý sẽ bị xử phạt tới mức 10 triệu đồng.

Cụ thể, sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó; Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc; Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh.

Ngoài bị xử phạt, người có hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý còn phải khắc phục hậu quả bằng biện pháp xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu .

"Theo quy định trên, nếu chồng cấm, ngăn cản vợ ra khỏi nhà, về nhà ngoại, gặp gỡ cha mẹ đẻ, anh chị em, bạn bè... của vợ; hoặc bắt vợ "chôn chân" ở nhà trong những ngày Tết nhằm cô lập, gây áp lực về tâm lý thường xuyên với vợ thì có thể bị phạt đến 10 triệu đồng", luật sư Thu Hương cho hay.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp

Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp

Thời sự xã hội - 30/10/2024

Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp

Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao

Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao

Thời sự xã hội - 28/10/2024

Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao

Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh

Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh

Thời sự xã hội - 24/10/2024

Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh

Vụ cô giáo đánh học sinh lớp 1 bầm tím: Chuyển hồ sơ sang công an xử lý

Vụ cô giáo đánh học sinh lớp 1 bầm tím: Chuyển hồ sơ sang công an xử lý

Thời sự xã hội - 18/10/2024

Vụ cô giáo đánh học sinh lớp 1 bầm tím: Chuyển hồ sơ sang công an xử lý

Hà Nội: Người dân lao vào khu xưởng cháy trong đêm để cứu tài sản, hàng hóa

Hà Nội: Người dân lao vào khu xưởng cháy trong đêm để cứu tài sản, hàng hóa

Thời sự xã hội - 17/10/2024

Hà Nội: Người dân lao vào khu xưởng cháy trong đêm để cứu tài sản, hàng hóa

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới