Biến chủng Omicron có thể gây ra thêm 2 làn sóng dịch ở Việt Nam
Trao đổi với Báo Giao thông, PGS.TS. Đỗ Văn Dũng, Trưởng Khoa công cộng, Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh nhận định: "Khi biến chủng Omicron xâm nhập, biến chủng này không bị hoặc ít bị cản trở việc tiêm vaccine từ trước nên sẽ phát triển nhanh.
Và vì Omicron tăng nhanh giống như trong quần thể chưa tiêm vaccine nên sẽ tăng theo cấp số nhân trong thời gian đầu.
Theo tôi dự báo làn sóng dịch có số ca mắc đạt đỉnh trong khoảng thời gian từ 3-4 tuần, chứ không phải 2 tuần. Và làn sóng Omicron này sẽ không chỉ 1 đợt mà còn có đợt thứ 2 nữa”.
Theo lý giải của PGS. Dũng, ít nhất sẽ còn có làn sóng thứ 2 Omicron bởi 1 lần nó “quét” không hết tất cả mọi người (chỉ khoảng 30-40% nhiễm bệnh), và những người còn lại nhờ tiêm chủng gần đây nên có thể "thoát" nhưng sau 2-3 tháng miễn dịch giảm xuống, biến chủng Omicron vẫn còn sót trong cộng đồng sẽ tiếp tục “quét” thêm 1 lần nữa.
Đặc tính của biến chủng Omicron là xâm nhập không bị cản trở bởi vaccine nhưng người nhiễm vẫn được bảo vệ bởi vaccine (người tiêm vaccine sẽ ít có nguy cơ diễn biến nặng). Bên cạnh đó, chủng này xâm nhập vào đường hô hấp trên nhiều hơn đường hô hấp dưới nên hi vọng số diễn tiến nặng không tăng.
Tuy nhiên, PGS. Dũng khuyến cáo, khi số ca lây nhiễm tăng, xảy ra 2 khả năng: Thứ nhất là luôn luôn trong cộng đồng có những người chưa được tiêm chủng vì nhiều lý do (tâm lý, bệnh nền hoặc do bị bỏ sót trong tiêm chủng…). Nếu làn sóng dịch nhỏ không “quét” vào nhóm đối tượng này thì số tử vong không gia tăng.
Thứ 2, nếu làn sóng đủ lớn thì nhóm đối tượng nguy cơ sẽ khó “thoát” và dễ trở nặng dẫn tới quá tải hệ thống y tế kéo theo sai sót, nhiễm khuẩn bệnh viện… và tăng tỷ lệ tử vong.
“Chính vì vậy, cần truyền tải thông điệp rằng “với người tiêm chủng rồi thì không quá lo lắng, sợ hãi với biến chủng Omicron vì đã được bảo vệ bởi vaccine.
Tuy nhiên, cần thực hành nghiêm quy tắc 5K để tránh nguy cơ tăng quá nhanh, kéo theo nhiều người thuộc nhóm đối tượng nguy cơ bị ảnh hưởng.
Đó là trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng. Còn những người nguy cơ cao (chưa tiêm chủng, có bệnh nền, cao tuổi…) cố gắng thực hiện 5K, tránh tụ tập đông người để giảm nguy cơ cho chính bản thân”, ông Dũng nhấn mạnh.
Cũng theo PGS. Dũng, hiện Việt Nam chưa thể coi Covid-19 là bệnh lưu hành như 1 số quốc gia khác. Bởi lẽ tại các quốc gia đó vaccine phủ 3-4 lần, hệ thống y tế tốt, hiệu lực thuốc kháng Covid-19 đáp ứng tốt đến 89%, trong khi thuốc kháng virus Molnupiravir (đang dùng tại Việt Nam) chỉ 30%... và ở đó cũng từng trải qua làn sóng của Omicron, trong khi ở Việt Nam chưa đáp ứng được các điều kiện trên…
Có thể sau một vài đợt sóng dịch, tỷ lệ mắc của Omicron có nhưng không quá cao và trên nền cộng đồng người dân có miễn dịch rồi thì lúc đó có thể xem Covid-19 như bệnh thông thường.
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp
Thời sự xã hội - 30/10/2024
Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp
Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao
Thời sự xã hội - 28/10/2024
Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao
Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh
Thời sự xã hội - 24/10/2024
Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh
Vụ cô giáo đánh học sinh lớp 1 bầm tím: Chuyển hồ sơ sang công an xử lý
Thời sự xã hội - 18/10/2024
Vụ cô giáo đánh học sinh lớp 1 bầm tím: Chuyển hồ sơ sang công an xử lý
Hà Nội: Người dân lao vào khu xưởng cháy trong đêm để cứu tài sản, hàng hóa
Thời sự xã hội - 17/10/2024
Hà Nội: Người dân lao vào khu xưởng cháy trong đêm để cứu tài sản, hàng hóa