Chậm quyết toán ngân sách, Bộ Y tế bị đề nghị kiểm điểm trách nhiệm

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế kiểm điểm trách nhiệm liên quan đến việc chậm lập, gửi báo cáo quyết toán ngân sách.

Còn để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản

Tiếp tục phiên họp thứ 23, sáng 12/5 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2021.

Tại báo cáo gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước đề nghị xem xét đối với quyết toán NSNN năm 2021 do Chính phủ trình để báo cáo Quốc hội phê chuẩn: thu cân đối NSNN 2.387.906 tỷ đồng; chi cân đối NSNN 2.484.491 tỷ đồng; bội chi NSNN 214.105 tỷ đồng, bằng 2,52% GDP thực hiện.

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Bộ Y tế kiểm điểm trách nhiệm chậm gửi báo cáo quyết toán NSNN
Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Bộ Y tế kiểm điểm trách nhiệm chậm gửi báo cáo quyết toán NSNN

Báo cáo cũng nêu nhiều hạn chế cần phải được chấn chỉnh, như số nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn NSNN tính đến cuối năm 2021 còn lớn. Đáng chú ý, năm 2021 còn để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.

Cạnh đó, số liệu tổng hợp nợ đọng xây dựng cơ bản đến hết năm 2021 của Bộ Kế hoạch và đầu tư trên hệ thống thông tin giám sát về đầu tư công 4.465 tỷ đồng còn chênh lệch so với số liệu tổng hợp của Kiểm toán Nhà nước tại 5 bộ, cơ quan trung ương và 43 địa phương (23.608,9 tỷ đồng).

Về thực hiện cải cách tiền lương, báo cáo nêu, một số đơn vị sự nghiệp công lập chưa trích lập nguồn cải cách tiền lương, không lập dự toán chi thực hiện cải cách tiền lương theo quy định, sử dụng nguồn cải cách tiền lương chi không đúng quy định.

Về nợ công thì trong năm 2021 có 3 khoản vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách Trung ương đến hạn trả nợ nhưng phải gia hạn nợ 198.864 tỷ đồng; việc lập kế hoạch vay và báo cáo tình hình vay nợ của các địa phương chưa kịp thời theo quy định.

Một số chỉ tiêu nợ công phản ánh trên các báo cáo tại Kho bạc Nhà nước và Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) còn chưa thống nhất.

Chậm gửi báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách

Việc lập, gửi báo cáo quyết toán NSNN năm 2021 của Bộ Tài chính cũng được Kiểm toán Nhà nước nhận xét là chậm so với quy định tại khoản 4 Điều 70 Luật NSNN.

“Giải trình trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về lý do Bộ Y tế chậm nộp báo cáo quyết toán, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, một phần nguyên nhân các đơn vị nộp chậm do thời điểm cuối năm 2021, đầu năm 2022 có nhiều sự việc liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra, điều tra về công tác cán bộ, nên lãnh đạo một số đơn vị chưa thật sự tập trung chỉ đạo công tác chỉ đạo nộp lên Bộ Y tế."

Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ, một số đơn vị chậm gửi báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách về Bộ Tài chính theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật Ngân sách Nhà nước. Cá biệt, trường hợp Bộ Y tế chậm gửi báo cáo quyết toán NSNN năm 2021 đến 3 tháng (đến ngày 6/4/2023 Bộ Y tế mới hoàn thành thông báo xét duyệt/thẩm định đối với các đơn vị trực thuộc) làm ảnh hưởng đến tiến độ thẩm định, tổng hợp, lập báo cáo quyết toán NSNN năm.

Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cũng nhấn mạnh, tình trạng chậm tổng hợp, gửi báo cáo quyết toán NSNN năm 2021 tồn tại ở nhiều bộ, ngành, địa phương, vẫn còn 17 bộ, ngành, cơ quan trung ương và 32 địa phương chậm tổng hợp và gửi báo cáo quyết toán NSNN năm 2021.

Tại báo cáo, Kiểm toán Nhà nước kính đề nghị Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán.

Trong đó, kiến nghị tăng thu, giảm chi NSNN của Kiểm toán Nhà nước đối với niên độ ngân sách 2021 là 34.595 tỷ đồng, gồm các khoản tăng thu 4.641,3 tỷ đồng (thuế, phí, lệ phí 2.444,9 tỷ đồng; thu khác 2.196,4 tỷ đồng). Giảm chi NSNN 29.953,7 tỷ đồng (chi thường xuyên 24.066,9 tỷ đồng; chi đầu tư 5.886,8 tỷ đồng); kiến nghị khác 37.010 tỷ đồng (chưa đủ thủ tục, chưa được quản lý, theo dõi, chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các khoản ngoài ngân sách...)

Cơ quan kiểm toán cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế tổ chức kiểm điểm trách nhiệm liên quan đến việc chậm lập, gửi Báo cáo quyết toán NSNN năm 2021, chậm hoàn thành việc thông báo xét duyệt/thẩm định đối với các đơn vị trực thuộc.

Các bộ, cơ quan liên quan tổ chức kiểm điểm, chấn chỉnh trong việc đề xuất bổ sung dự toán chi thường xuyên nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài còn sai sót, chưa đảm bảo tiêu chí "đủ điều kiện, hồ sơ chứng từ đưa vào quyết toán năm 2021" dẫn đến sau khi được Quốc hội thông qua dự toán bổ sung để quyết toán nhưng một số đơn vị không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, cơ quan kiểm toán kiến nghị.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Cán bộ Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Hưng Yên rơi từ trên cao xuống đất tử vong

Cán bộ Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Hưng Yên rơi từ trên cao xuống đất tử vong

Thời sự xã hội - 26/04/2024

Cán bộ Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Hưng Yên rơi từ trên cao xuống đất tử vong

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Nhiều điểm đến du lịch nắng nóng gay gắt

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Nhiều điểm đến du lịch nắng nóng gay gắt

Thời sự xã hội - 26/04/2024

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Nhiều điểm đến du lịch nắng nóng gay gắt

Tìm thấy thi thể nạn nhân cuối cùng trong vụ lật thuyền ở Lai Châu

Tìm thấy thi thể nạn nhân cuối cùng trong vụ lật thuyền ở Lai Châu

Thời sự xã hội - 23/04/2024

Tìm thấy thi thể nạn nhân cuối cùng trong vụ lật thuyền ở Lai Châu

Tai nạn lao động ở Yên Bái, 7 người tử vong, 3 người bị thương

Tai nạn lao động ở Yên Bái, 7 người tử vong, 3 người bị thương

Thời sự xã hội - 23/04/2024

Tai nạn lao động ở Yên Bái, 7 người tử vong, 3 người bị thương

Sức khỏe các nạn nhân trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái hiện ra sao?

Sức khỏe các nạn nhân trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái hiện ra sao?

Thời sự xã hội - 23/04/2024

Sức khỏe các nạn nhân trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái hiện ra sao?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới