Chấn chỉnh công tác chống dịch tại tuyến cơ sở ở Thái Bình

Trong cuộc họp trực tuyến với 270 điểm trên địa bàn toàn tỉnh diễn ra chiều 1/11, ông Nguyễn Khắc Thận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, đã chỉ ra những “lỗ hổng” trong công tác chống dịch, nhất là tại tuyến xã.
Gần 1.200 người tại thôn Trà Lý phải thực hiện xét nghiệm trong ngày 31/10 do xuất hiện ca F0 trong cộng đồng.
Gần 1.200 người tại thôn Trà Lý phải thực hiện xét nghiệm trong ngày 31/10 do xuất hiện ca F0 trong cộng đồng.

 

Lấy thí dụ về ca F0 phát hiện trong cộng đồng chiều tối 30/10 vừa qua tại thôn Trà Lý, xã Đông Quý (huyện Tiền Hải), Chủ tịch tỉnh Thái Bình khá gay gắt khi tuyến xã, thôn chưa làm tròn trách nhiệm của mình trong quản lý, theo dõi đối tượng.

Đây là ca bệnh liên quan đến Bệnh viện Việt Đức, đã khỏi bệnh và xét nghiệm 5 lần âm tính. Tuy nhiên, khi di chuyển về quê, chính quyền sở tại không giám sát việc cách ly tại gia đình, mà để cho người bệnh đi lại rất nhiều nơi trên địa bàn, gây khó khăn trong truy vết, khoanh vùng dịch.

Ngoài ra, việc phải phong tỏa cả một thôn và xét nghiệm diện rộng cho gần 1.200 người gây tốn kém kinh phí. Điều này thể hiện rõ sự lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm của tuyến cơ sở trong phòng, chống dịch hiện nay.

Nêu dẫn chứng về chùm ca bệnh là 2 ông cháu từ sân bay Cát Bi (thành phố Hải Phòng) về thôn Văn Quan, xã Duyên Hải (huyện Hưng Hà) tối 25/10 vừa qua, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình cho rằng việc xét nghiệm vào ngày 28/10 (tức là sau 3 ngày) là quá chậm và đã ghi nhận 4 F1 và 40 F2.

Từ tồn tại nêu trên, ông Nguyễn Khắc Thận yêu cầu từ nay tất cả các công dân đi từ địa phương đang có ca F0 trong cộng đồng về địa bàn thì phải tổ chức xét nghiệm ngay lập tức. 

Tuyến xã, phường, thị trấn hiện nay có trách nhiệm rất nặng nề trong theo dõi, phát hiện và quản lý công dân trở về. Nếu không tập trung cao độ, sâu sát và nắm chắc tình hình thì nguy cơ bùng phát, lây lan dịch là rất lớn.

Hiện nay, tại nhiều nơi đã xuất hiện tư tưởng lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Bên cạnh đó là hiện tượng “trên nóng, dưới lạnh”, nhất là tuyến xã, thôn. Điều này tiếp diễn sẽ phá hỏng thành quả chống dịch mà tỉnh đã xây dựng, giữ vững trong nhiều tháng qua.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã nghiêm khắc chấn chỉnh những thiếu sót, tồn tại vừa xảy ra tại các địa phương, đề nghị rút kinh nghiệm sâu sắc, không để tái diễn.

Nhằm góp phần hỗ trợ tuyến cơ sở chống dịch, tỉnh Thái Bình đã quyết định trích ngân sách cho mỗi xã 10 triệu đồng/tháng; mỗi phường, thị trấn 15 triệu đồng/tháng để kịp thời hỗ trợ tổ Covid-19 cộng đồng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao hiện nay. 

 
MAI TÚ

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bệnh nhân nhiễm cúm gia cầm A/H5 ở Khánh Hòa đã tử vong

Bệnh nhân nhiễm cúm gia cầm A/H5 ở Khánh Hòa đã tử vong

Thời sự xã hội - 23/03/2024

Bệnh nhân nhiễm cúm gia cầm A/H5 ở Khánh Hòa đã tử vong

Cà Mau công bố kết thúc ổ dịch đậu mùa khỉ đầu tiên

Cà Mau công bố kết thúc ổ dịch đậu mùa khỉ đầu tiên

Thời sự xã hội - 13/03/2024

Cà Mau công bố kết thúc ổ dịch đậu mùa khỉ đầu tiên

Chó thả rông cắn liên tiếp 7 người ở Phú Yên

Chó thả rông cắn liên tiếp 7 người ở Phú Yên

Thời sự xã hội - 13/03/2024

Chó thả rông cắn liên tiếp 7 người ở Phú Yên

Bắc Giang: Uống rượu ngâm cây rừng, 2 người chết, 1 người nguy kịch

Bắc Giang: Uống rượu ngâm cây rừng, 2 người chết, 1 người nguy kịch

Thời sự xã hội - 10/03/2024

Bắc Giang: Uống rượu ngâm cây rừng, 2 người chết, 1 người nguy kịch

Chủ tịch Quốc hội: Tận dụng thế mạnh của mạng xã hội để truyền thông pháp luật

Chủ tịch Quốc hội: Tận dụng thế mạnh của mạng xã hội để truyền thông pháp luật

Thời sự xã hội - 07/03/2024

Chủ tịch Quốc hội: Tận dụng thế mạnh của mạng xã hội để truyền thông pháp luật

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới