Chàng trai Ê Đê bỏ phố về quê…. làm giàu bằng hạt cà phê

Chàng trai Ê Đê từng có công việc ổn định tại bệnh viện nhưng từ bỏ để khởi nghiệp với hạt cà phê cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Chàng trai Ê Đê đam mê cà phê

Trong khu nhà xưởng rộng khoảng 200m2, mùi cà phê hạt rang thơm nức, Y Pốt Niê (33 tuổi, trú buôn Kla, xã Đray Sáp, huyện Krông Ana, Đắk Lắk) cùng các nhân viên tất bật đóng gói cà phê, gửi hàng cho khách.

Chàng trai Ê Đê bỏ phố về quê…. làm giàu bằng hạt cà phê

Y Pốt Niê (đeo kính) cùng nông dân chọn những quả cà phê chín mọng trước khi đưa về chế biến, tạo ra sản phẩm cà phê được ưa chuộng trên thị trường. Ảnh: N.H
Y Pốt Niê (đeo kính) cùng nông dân chọn những quả cà phê chín mọng trước khi đưa về chế biến, tạo ra sản phẩm cà phê được ưa chuộng trên thị trường. Ảnh: N.H
 

Y Pốt Niê là người đồng bào Ê Đê, vài năm trước, anh tốt nghiệp Cao đẳng Y dược Đà Nẵng rồi học thêm chuyên tu, vào làm tại một số bệnh viện với mức lương từ 5-10 triệu đồng. Trong buôn làng, Y Pốt là niềm tự hào, là tấm gương học tập để con trẻ trong buôn học hỏi.

Nhưng đi làm được một thời gian, Y Pốt bỏ “thành phố đáng sống” về quê khởi nghiệp với hạt cà phê khiến mọi người trong buôn làng ngỡ nàng.

“Đi làm, tôi nhận mức lương ao ước của nhiều sinh viên ra trường, nhưng với niềm đam mê kinh doanh. Năm 2019, tôi quyết định nghỉ việc ở bệnh viện về mở xưởng làm cà phê. Lúc đó, bạn bè rồi bà con trong buôn làng đều nói tôi “khùng”, lời ra tiếng vào, bố mẹ thì giận không nói chuyện”, Y Pốt tâm sự

Buổi đầu khởi nghiệp, chàng trai quen với việc áo blouse gặp không ít khó khăn. Để tạo vùng nguyên liệu, ngoài 1,5 ha cà phê của gia đình, Y Pốt liên kết với bà con trong buôn làng làm cà phê hữu cơ… Tháng 8/2019, Y Pốt chính thức thành lập công ty TNHH Ê Đê cà phê.

Buổi ban đầu, Y Pốt dùng chính hạt cà phê mình làm ra, sản xuất theo kiểu thu công, chế biến rang xay vừa làm vừa tìm đầu ra cho sản phẩm. Khởi nghiệp không lâu thì đại dịch bùng phát, khó tìm đầu ra cho sản phẩm. Có thời gian, Y Pốt gần như trắng tay, muốn buông bỏ. Thế nhưng, Y Pốt biết nếu không tự mình đứng lên thì cũng sẽ không có ai giúp đỡ nên anh xốc lại tinh thần, tiếp tục hành trình khởi nghiệp.

Y Pốt chia sẻ: “Trong thời gian dịch, tôi đẩy mạnh kinh doanh online, phát triển quảng bá sản phẩm trên không gian mạng. Những lúc rảnh rỗi, tôi lại mày mò, cố gắng tìm ra công thức hoàn thiện nhất cho sản phẩm cà phê của mình”.

Từ thất bại đến… thành công

Y Pốt kể, khi dịch Covid-19 được kiểm soát, anh vay mượn thêm vốn, mạnh dạn mua máy rang xay, máy sàng hạt, tuyển thêm nhân công để đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, chế biến cà phê.

Chàng trai Ê Đê bỏ phố về quê…. làm giàu bằng hạt cà phê

Từ công đoạn chăm sóc, thu hoạch, chọn quả đều được thực hiện tỉ mỉ Ảnh: N.H
Từ công đoạn chăm sóc, thu hoạch, chọn quả đều được thực hiện tỉ mỉ Ảnh: N.H

 

Ngoài ra, chàng trai Ê Đê bắt xe đò ngược xuôi “cõng” cà phê đi khắp các khu vực triển lãm, hội nghị trưng bày, giới thiệu sản phẩm để tìm đầu ra cho sản phẩm của mình. Dần dà, sản phẩm cà phê của Y Pốt được nhiều người biết đến, yêu thích.

Đến nay, Y Pốt đã chế biến cho ra thị trường 4 dòng sản phẩm chính, mỗi sản phẩm có một vị đâm đà khác nhau. Mỗi tháng, Y Pốt có hàng trăm đơn hàng, xuất ra khoảng 3 tấn cà phê bột, 5 tấn cà phê hạt rang đến khắp các tỉnh thành và cả nước ngoài cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Đồng thời, tạo công ăn việc làm cố định cho 8 lao động tại địa phương. Ngoài ra, hàng chục hộ dân đã tham gia liên kết trồng khoảng 50 ha cà phê theo hướng hữu cơ để làm vùng nguyên liệu cho công ty của Y Pốt.

Chị H’Lidi Bkrông (29 tuổi, một hộ dân liên kết trồng cà phê với Y Pốt), cho biết: “Gia đình tôi có 1,5 ha cà phê đã liên kết với Y Pốt. Trong 3 năm qua, liên kết với công ty từ khâu hái, chọn quả chín đều thu hoạch một cách tỉ mỉ. Công ty luôn hướng dẫn bà con chăm sóc cà phê theo hình thức hữu cơ nên giảm chi phí đầu vào, đảm bảo được sản lượng, có đầu ra ổn định với giá cao hơn thị trường”.

“Mình muốn gửi gắm đến khách hàng của mình chất lượng tốt nhất trong từng hạt cà phê theo phong cách riêng của người Ê Đê. Do đó, ngoài vùng nguyên liệu sạch, còn khắt khe cả trong khâu hái, chọn hạt cà phê chín 100% trước khi cho ra thành phẩm. Biết sản phẩm mình tạo ra rất kì công nhưng mình làm chắc, chất lượng thì mới bền lâu được”, Y Pốt bộc bạch

Ông Y Jú Apuốt, Chủ tịch UBND xã Đray Sáp cho biết: “Y Pốt là một gương thanh niên điển hình tại địa phương trong phong trào khởi nghiệp. Sản phẩm cà phê của Y Pốt được tỉnh công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao, là niềm tự hào của xã nhà. Hơn thế, Y Pốt còn tạo được công ăn việc làm cho nhiều bà con trong buôn làng”.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bệnh nhân nhiễm cúm gia cầm A/H5 ở Khánh Hòa đã tử vong

Bệnh nhân nhiễm cúm gia cầm A/H5 ở Khánh Hòa đã tử vong

Thời sự xã hội - 23/03/2024

Bệnh nhân nhiễm cúm gia cầm A/H5 ở Khánh Hòa đã tử vong

Cà Mau công bố kết thúc ổ dịch đậu mùa khỉ đầu tiên

Cà Mau công bố kết thúc ổ dịch đậu mùa khỉ đầu tiên

Thời sự xã hội - 13/03/2024

Cà Mau công bố kết thúc ổ dịch đậu mùa khỉ đầu tiên

Chó thả rông cắn liên tiếp 7 người ở Phú Yên

Chó thả rông cắn liên tiếp 7 người ở Phú Yên

Thời sự xã hội - 13/03/2024

Chó thả rông cắn liên tiếp 7 người ở Phú Yên

Bắc Giang: Uống rượu ngâm cây rừng, 2 người chết, 1 người nguy kịch

Bắc Giang: Uống rượu ngâm cây rừng, 2 người chết, 1 người nguy kịch

Thời sự xã hội - 10/03/2024

Bắc Giang: Uống rượu ngâm cây rừng, 2 người chết, 1 người nguy kịch

Chủ tịch Quốc hội: Tận dụng thế mạnh của mạng xã hội để truyền thông pháp luật

Chủ tịch Quốc hội: Tận dụng thế mạnh của mạng xã hội để truyền thông pháp luật

Thời sự xã hội - 07/03/2024

Chủ tịch Quốc hội: Tận dụng thế mạnh của mạng xã hội để truyền thông pháp luật

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới