Chính sách chống dịch linh hoạt và thích nghi

Chính sách chống dịch Covid-19 của Việt Nam tỏ ra hiệu quả trong suốt hơn một năm rưỡi qua, và ngày càng trở nên linh hoạt để thích nghi với hoàn cảnh mới.

Chiến lược phòng chống Covid-19 “phát hiện sớm, truy vết, cách ly, khoanh vùng dập dịch và thu dung điều trị hiệu quả” từng rất hiệu quả từ đầu năm 2020 đến tháng 4/2021, khi chủng Delta lây lan cực mạnh, đặc biệt ở TP.HCM.

Gần đây, số ca dương tính ở TP lên đến 5.000, 6.000 thậm chí 7.000 mỗi ngày, làm hệ thống y tế và và đội ngũ bác sỹ, nhân viên y tế và lực lượng hậu cần rơi vào tình trạng quá tải. Đến nay chính sách của TP.HCM chuyển hướng sang cho F0 cách ly tại nhà.

Một phần BV Ung bướu cơ sở 2 (TP Thủ Đức) được trưng dụng làm BV hồi sức chữa Covid-19
Một phần BV Ung bướu cơ sở 2 (TP Thủ Đức) được trưng dụng làm BV hồi sức chữa Covid-19

Tôi chú ý đến một con số thống kê của GS Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Bí thư TP.HCM công bố hồi tháng 5: “Theo kinh nghiệm của TP năm 2020, 1 người dương tính tại chỗ sẽ phải cách ly khoảng 280 người F1, F2”. Ông ước tính, nếu TP giữ được không quá 90 người nhiễm phải điều trị thì phải chuẩn bị sẵn sàng 18.000 chỗ cách ly.

Đến 27/7, tổng số ca F0 ở TP.HCM là 68.271, vậy thì phải truy vết, cách ly khoảng hơn 19 triệu người, điều không thể cho đến lúc này. Vì thế, đến nay không thể làm theo cách cũ, và chính sách đã chuyển sang cho F0 tự cách ly tại nhà.

Tôi rất mừng khi đọc bài viết của GS Nhân gần đây với nhiều gợi ý chính sách phù hợp với tình huống mới: Hiện nay tình hình đã khác hẳn và không thể tiếp tục đưa tất cả F0 đi điều trị ở các bệnh viện.

“Với tốc độ này, hơn 8.000 người nhiễm mới 1 ngày, nếu cứ 5 ngày chúng ta có thể xây thêm 1 bệnh viện 2.000 giường để điều trị bệnh nhân Covid-19, thì trong thời gian này số người nhiễm mới (F0) tăng thêm hơn 40.000 người, gấp 20 lần số giường bệnh mới được tạo thêm. Hệ thống y tế sẽ quá tải trầm trọng ở các địa phương có dịch nặng, không thể đưa tất cả người nhiễm Covid-19 vào các bệnh viện, cho dù có xây dựng thêm nhiều bệnh viện mới”. 

Trích dẫn số liệu cách chống dịch ở các nước châu Âu, ông đưa ra giải pháp phân loại người nhiễm “4 tầng điều trị - 1 trung tâm điều phối” ở các tỉnh, thành phố của Việt Nam…

Vấn đề cho F0 cách ly tại nhà cũng được đề cập trong văn bản 203/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại hội nghị trực tuyến ngày 23/7 triển khai thực hiện điện của Thường trực Ban Bí thư về công tác phòng, chống dịch Covid-19 công bố ngày 28/7.

Thủ tướng chỉ đạo: “Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn xử lý quá tải tại các cơ sở y tế trong tiếp nhận, cách ly, điều trị người nhiễm vi rut SARS-CoV-2, quan trọng nhất là thu dung, nghiên cứu phân loại nhanh F0 theo tình trạng bệnh (rất nhẹ, nhẹ, nặng, rất nặng, cấp cứu…) để có biện pháp quản lý, điều trị khoa học, phù hợp với năng lực cách ly và tập trung nguồn lực điều trị cho các đối tượng theo hướng phân loại người nhiễm thành các tầng điều trị một cách khoa học, hợp lý, sát thực tế (3 tầng hoặc 3 tầng 5 lớp… phải thống nhất khái niệm để khi thực hiện không lúng túng) và có trung tâm điều phối thống nhất (ví dụ: nhẹ, rất nhẹ có thể điều trị ở tuyến xã, huyện hoặc nghiên cứu hướng dẫn cách ly tại gia đình một cách chu đáo, an toàn cho nhân dân yên tâm; nặng, rất nặng thì chuyển lên tuyến trên; cấp cứu tại trung tâm…).

Chỉ đạo đó của người đứng đầu Chính phủ một lần nữa cho thấy chính sách đưa ra khá nhuần nhuyễn, linh hoạt và thích nghi với tình huống không ai mong muốn: chủng Delta lây lan quá mạnh.

Chính sách đó có nghĩa là nguồn vật lực, nhân lực được sử dụng hiệu quả hơn, cứu được nhiều người hơn ở khâu điều trị, thay vì tập trung quá lớn cho khâu dự phòng ở các khu cách ly tập trung.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã xuất hiện trên khắp các tờ báo khuyến cáo F0, F1 không triệu chứng, không bệnh nền, cách ly y tế tại nhà cần lưu ý 10 điều để đảm bảo an toàn cho mình và cho cộng đồng.

Có lẽ trong thời gian sớm nhất, Bộ Y tế cần cho người dân tự sử dụng test nhanh và bán đại trà ở các hàng thuốc như nhiều nước đã làm.

Đó là cách để cho người dân bình tâm với hoàn cảnh mới. Mỗi cá nhân phải được trang bị hiểu biết, kỹ năng để bảo vệ mình, gia đình và cùng chung vai với nhà nước trong cuộc chiến chưa từng có tiền lệ này.

Tư Giang

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp

Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp

Thời sự xã hội - 30/10/2024

Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp

Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao

Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao

Thời sự xã hội - 28/10/2024

Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao

Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh

Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh

Thời sự xã hội - 24/10/2024

Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh

Vụ cô giáo đánh học sinh lớp 1 bầm tím: Chuyển hồ sơ sang công an xử lý

Vụ cô giáo đánh học sinh lớp 1 bầm tím: Chuyển hồ sơ sang công an xử lý

Thời sự xã hội - 18/10/2024

Vụ cô giáo đánh học sinh lớp 1 bầm tím: Chuyển hồ sơ sang công an xử lý

Hà Nội: Người dân lao vào khu xưởng cháy trong đêm để cứu tài sản, hàng hóa

Hà Nội: Người dân lao vào khu xưởng cháy trong đêm để cứu tài sản, hàng hóa

Thời sự xã hội - 17/10/2024

Hà Nội: Người dân lao vào khu xưởng cháy trong đêm để cứu tài sản, hàng hóa

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới