Hơn 70 bác sĩ đăng ký hiến mô tạng khi chết
Bác sĩ Tấn Hùng, phó khoa Hồi sức Tích cực Chống độc tại Bệnh viện Đà Nẵng, chia sẻ: "Hàng ngày tôi chứng kiến bệnh nhân quằn quại giữa lằn ranh sinh tử. Nhiều người còn rất trẻ nhưng suy tạng giai đoạn cuối. Điều này thực sự thôi thúc chúng tôi phải làm điều gì đó để giúp sự sống được tiếp nối".
Đăng ký hiến tạng khi qua đời là hoạt động được Ban chấp hành đoàn Thanh niên Bệnh viện Đà Nẵng phát động từ ngày 23 đến 26/3. Đến sáng nay, chương trình đã nhận được hơn 70 đơn đăng ký hiến tạng. Dự kiến cả chương trình sẽ có khoảng 100 đơn đăng ký. Sau đợt phát động này, Bệnh viện Đà Nẵng sẽ triển khai nhận đơn đăng ký ở khu khám bệnh, để lan tỏa hoạt động này đến nhiều người hơn, tăng cơ hội sống những bệnh nhân suy tạng giai đoạn cuối.
Bác sĩ Hùng cùng với đồng nghiệp Nguyễn Văn Đồng, Lê Tuấn Anh, Hiếu, An... đăng ký hiến mô tạng trong ngày đầu tiên, tại đây.
Bác sĩ Lê Tuấn Anh, Khoa Ngoại Tiêu hóa, Bệnh viện Đà Nẵng, nói rằng một người còn sống đồng ý hiến tặng tạng thì chỉ có thể cho đi một lá gan hoặc một quả thận. Một người đồng ý hiến mô, tạng khi không may qua đời, có thể cứu được 110 người khác với điều kiện y học hiện đại, kỹ thuật cắt, ghép tạng tốt. Cụ thể, một người khi qua đời có thể hiến được 10 tạng gồm 2 thùy gan, 2 quả thận, 2 lá phổi, 2 giác mạc, tim, tụy và 100 mô gồm da, xương, gân, sụn....
"Chúng tôi tham gia hoạt động ý nghĩa này với hy vọng lan tỏa tinh thần hiến tặng mô, tạng cứu người và tạo tiền đề khi Trung tâm ghép tạng tại Bệnh viện Đà Nẵng hoạt động", bác sĩ Tuấn Anh nói.
Dược sĩ Lê Gia Lộc, Phó Bí thư Đoàn Bệnh viện Đà Nẵng, đăng ký hiến toàn bộ các mô tạng và chọn hình thức hỏa thiêu sau khi qua đời.
Theo bác sĩ Phan Đức Trí, Bí thư Đoàn Bệnh viện Đà Nẵng, mọi người trên 18 tuổi có nguyện vọng hiến tạng đều có thể tham gia chương trình. Chỉ cần mang theo chứng minh nhân dân, ảnh thẻ 3x4 và đăng ký vào mẫu đơn có sẵn.
"Sau đăng ký khoảng một tuần, bạn sẽ được nhận Giấy chứng nhận đăng ký hiến tặng mô, tạng, từ Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người", bác sĩ Trí nói.
Đến cuối năm 2020, cả nước có 40.257 trường hợp đăng ký hiến tạng sau khi chết, chết não, trong đó 22.257 trường hợp đăng ký tại Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, tại Bệnh viện Chợ Rẫy là 18.000 người.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Việt Nam đã làm chủ được phần lớn các kỹ thuật ghép tạng triển khai trên thế giới, như ghép gan, ghép khối tim phổi, tụy - thận... Mỗi năm Việt Nam có khoảng 10.000 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông, lượng người tiềm năng hiến tạng chết não vẫn còn rất nhiều. Để tận dụng tốt cơ hội nhận tạng từ người hiến chết não, cần tạo hành lang pháp lý thông thoáng, cơ chế chẩn đoán chết não mở hơn, quy định về độ tuổi hiến tạng, cơ chế đảm bảo tài chính cho người được hiến tạng...
Lê Cầm
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp
Thời sự xã hội - 30/10/2024
Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp
Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao
Thời sự xã hội - 28/10/2024
Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao
Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh
Thời sự xã hội - 24/10/2024
Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh
Vụ cô giáo đánh học sinh lớp 1 bầm tím: Chuyển hồ sơ sang công an xử lý
Thời sự xã hội - 18/10/2024
Vụ cô giáo đánh học sinh lớp 1 bầm tím: Chuyển hồ sơ sang công an xử lý
Hà Nội: Người dân lao vào khu xưởng cháy trong đêm để cứu tài sản, hàng hóa
Thời sự xã hội - 17/10/2024
Hà Nội: Người dân lao vào khu xưởng cháy trong đêm để cứu tài sản, hàng hóa