Nhân viên y tế Điện Biên kiệt sức nằm ngủ bên vệ đường
4h sáng, một người dân Điện Biên đi thể dục sớm, phát hiện chiếc xe biển xanh đỗ nép vào lề đường, bên cạnh là 2 người mặc đồ trắng toát, kín mít từ đầu đến chân nằm lăn trên vỉa hè.
Ban đầu, người đàn ông chợt nghĩ là một vụ tai nạn nên lại gần lay gọi một người. Tuy nhiên mất một lúc sau, người nằm dưới đất mới bừng tỉnh, ngồi dậy.
- “Các anh có làm sao không đấy?”, người đàn ông hỏi.
- “Không ạ, chúng cháu mệt quá, không thể đi tiếp được thôi ạ. Chúng cháu đang tham gia dập dịch ở huyện Nậm Pồ”.
- “Vậy bây giờ các anh có cần giúp đỡ gì không?” – “Không ạ, chúng cháu chỉ cần ngủ khoảng 15 phút thì lại đi tiếp được thôi ạ”, thanh niên mặc đồ bảo hộ đáp.
Cả ngày nay, rất nhiều người dân cả nước đã truyền cho nhau những bức ảnh cảm động này để gửi lời chia sẻ, tri ân tới lực lượng y tế tại Điện Biên và lực lượng y tế tuyến đầu của cả nước khi Việt Nam đang trải qua đợt dịch lần 4 với nhiều diễn biến phức tạp.
Tối 20/5, ông Phạm Giang Nam, Giám đốc Sở Y tế Điện Biên cho biết, hình ảnh hai người mặc đồ bảo hộ kín mít nằm ngủ bên vệ đường là cán bộ y tế tại Trung tâm Y tế huyện Nậm Pồ và lái xe làm công việc vận chuyển F0, F1 đến khu cách ly, điều trị.
Ông Nam cho biết, chỉ trong vòng 12 ngày qua, Điện Biên đã ghi nhận tới 42 ca mắc Covid-19. Đặc biệt, ổ dịch từ xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ liên quan đến một nữ kế toán tại trưởng phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Tân Phong đã lan rất nhanh.
Nhiều ca bệnh trong chùm này có lịch sử tiếp xúc phức tạp nên những ngày tới, dự báo tình hình dịch có nguy cơ lan rộng nên những ngày qua, lực lượng y tế tại địa phương phải căng mình làm việc với 200% sức lực.
“Cả ngày lẫn đêm nhân viên y tế của tôi phải điều tra truy vết, xét nghiệm, test nhanh, hướng dẫn cách ly, vận chuyển các trường hợp F0 về Bệnh viện dã chiến Điện Biên Phủ trên tinh thần thần tốc để khoanh vùng dập dịch nhanh nhất. Chính vì thế, nhìn hình ảnh cán bộ của mình kiệt sức, nằm nghỉ bên vệ đường mà tôi không cầm được nước mắt”, ông Nam chia sẻ.
Anh em trực chiến ăn mỳ tôm. Khi ông Nam lên Nậm Pồ chống dịch đã mang theo nhiều thịt lợn, thịt bò, trứng, thịt hộp, sữa và các nhu yếu phẩm khác do cán bộ y tế và các nhà hảo tâm đóng góp để anh em bồi dưỡng thêm. Ông bảo, “họ mà ốm ra thì không có ai làm việc nữa”.
Theo ông Nam, Điện Biên có địa hình nhiều núi, địa bàn rộng, dân cư sống rải rác nên việc truy vết, đưa đối tượng F1 đi cách ly tập trung không dễ dàng.
Hiện Điện Biên đã phải xin Bộ Y tế “chi viện” thêm 1 bác sĩ hồi sức tích cực, 1 điều dưỡng và 1 cán bộ phụ trách nhiễm khuẩn lên hỗ trợ. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã cử cán bộ lên Điện Biên hỗ trợ xét nghiệm.
Trước mắt, Sở Y tế đã tăng cường gần 100 nhân viên y tế, thêm 200 cán bộ y tế của huyện để phối hợp dập dịch.
Thúy Hạnh
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Hai vợ chồng tử vong khi đi đánh cá, bốn con thơ ngơ ngác đợi tin
Thời sự xã hội - 02/12/2024
Hai vợ chồng tử vong khi đi đánh cá, bốn con thơ ngơ ngác đợi tin
Bé trai 14 tuổi tử vong khi đi câu cá cùng nhóm bạn
Thời sự xã hội - 02/12/2024
Bé trai 14 tuổi tử vong khi đi câu cá cùng nhóm bạn
Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp
Thời sự xã hội - 30/10/2024
Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp
Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao
Thời sự xã hội - 28/10/2024
Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao
Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh
Thời sự xã hội - 24/10/2024
Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh