Quỹ Hy vọng san sẻ gánh nặng chữa bệnh với trẻ ung thư

TP HCM - Trẻ ung thư có hoàn cảnh khó khăn điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2, được hỗ trợ 30-150 triệu đồng từ dự án Mặt trời Hy vọng thuộc Quỹ Hy vọng.

Kỳ nghỉ hè năm ngoái, từ những cơn sưng lợi rồi rụng và đau răng âm ỉ, Nguyễn Tống Phi Long, 9 tuổi, quê Tiền Giang, được chẩn đoán mắc ung thư hạch (u Lymphoma không Hogkin tế bào B) giai đoạn bốn.

Cha của Long, anh Nguyễn Thanh Sang chia sẻ "không thể miêu tả nổi nỗi đau và tuyệt vọng bằng từ ngữ". Hai vợ chồng sốc nặng, chỉ biết ôm nhau khóc trong âm thầm, không dám nói cho con biết mức độ nghiêm trọng của bệnh. Họ bàn tính, dù phải bán nhà, thậm chí bán máu cũng phải tìm cách chữa chạy cho con.

Anh Sang chạy xe ôm công nghệ suốt ngày đêm, cộng thêm số tiền hơn 100 triệu vay mượn của người thân, vẫn không thấm tháp so với các chi phí điều trị. Thêm vào đó, cậu bé không đáp ứng thuận lợi với phác đồ truyền hóa chất thông thường, khối u xâm lấn vào tủy, xương. Các bác sĩ chỉ định thay đổi phác đồ, thành hóa trị liệu liều cực mạnh, dùng thuốc trúng đích kết hợp ghép tế bào gốc.

Bác sĩ Phan Thị Thu Trang, Phó trưởng khoa Ung bướu, cho biết Long đã trải qua bốn đợt "đánh thuốc" liều cao, hiện bệnh lui hoàn toàn, tế bào ung thư được làm sạch. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả điều trị và cơ hội sống, bệnh nhân cần được ghép tế bào gốc. Nếu ghép thành công, tiên lượng sống của em có thể 50 đến 70%. Song ca ghép cần khoảng 300 đến 350 triệu đồng, ngoài phần bảo hiểm y tế sẽ chi trả.

"Chúng tôi không muốn từ bỏ điều trị nhưng cố gắng thế nào cũng chỉ lo được vài chục triệu. Bất lực vô cùng", anh Sang chia sẻ.

May mắn, bệnh viện kết nối với dự án Mặt trời Hy vọng. Dự án giải ngân ngay 150 triệu, góp phần hỗ trợ ca ghép của Long, dự kiến diễn ra vào tháng 4. Chi phí còn lại được bệnh viện huy động từ các nguồn xã hội khác.

Trước Long, dự án Mặt trời Hy vọng cũng hỗ trợ 90 triệu đồng cho bé Phan Minh Quân, 4 tuổi, mắc u nguyên bào thần kinh giai đoạn bốn. Ngày 25/3, em được ghép tế bào gốc tạo máu. Ca phẫu thuật được đánh giá thành công bước đầu. Quân đang trong quá trình phục hồi khá tốt.

null

Long được tái khám trước khi làm thủ tục nhập viện, chuẩn bị cho ca ghép tế bào gốc vào tháng 4. Ảnh: Thư Anh.

Dự án Mặt trời Hy vọng do Quỹ Hy vọng (quỹ xã hội - từ thiện được vận hành bởi VnExpress và Công ty cổ phần FPT) cùng chương trình Ông Mặt trời, phối hợp thực hiện. Dự án nhằm mục đích góp phần hỗ trợ tài chính và giải tỏa tâm lý cho trẻ em ung thư và gia đình. Đặc biệt, dự án cổ vũ các bệnh viện sử dụng các phương pháp, công nghệ mới có hiệu quả cao trong điều trị ung thư, như ghép tế bào gốc ở Bệnh viện Nhi đồng 2, thay xương nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh...

Năm 2020, 200 bệnh nhi ung thư có hoàn cảnh khó khăn được chia sẻ. Năm 2021, mục tiêu là 500 bệnh nhi được tiếp cận và san sẻ gánh nặng chi phí y tế.

Bà Trương Thanh Thanh, Chủ tịch Quỹ Hy vọng, cho biết dự án sẽ hỗ trợ tối đa 150 triệu đồng cho các trường hợp đặc biệt, cần phải điều trị bằng các phương pháp mới, chi phí cao. Ngoài ra, các trường hợp khác sẽ nhận tối đa 30 triệu cho mỗi lượt điều trị. Một bệnh nhi có thể được hỗ trợ nhiều lần trong suốt quá trình chữa bệnh. Bệnh nhi ung thư khó khăn có thể kết nối với dự án thông qua phòng Công tác xã hội các bệnh viện.

Hiện, khoa Ung bướu, Bệnh viện Nhi đồng 2 đang có hơn 170 bệnh nhi nội trú, hơn 50 bé điều trị ngoại trú. Mỗi tháng từ 20 đến 30 bệnh nhi mới nhập viện với chẩn đoán mắc ung thư. Trong đó, rất nhiều trẻ có hoàn cảnh khó khăn, bệnh nặng. Thậm chí, có em bé phải từ bỏ điều trị.

"Sự hỗ trợ từ Mặt trời Hy vọng sẽ là cơ hội chữa lành bệnh tật cho các em", bác sĩ Trang bày tỏ.

null

Một cô bé bốn tuổi mắc bệnh ung thư máu cười tít mắt khi nhận được cuốn sách yêu thích từ dự án Mặt trời Hy vọng. Ảnh: Thư Anh.

Ghép tế bào gốc là một phần của các phương pháp điều trị ung thư, kết hợp phẫu thuật, hóa, xạ trị... để làm tăng độ mạnh, làm sạch tế bào ung thư trong cơ thể. Khi bệnh đã lui, việc ghép tế bào gốc mới được thực hiện. Bệnh viện Nhi đồng 2 bắt đầu triển khai phương pháp này từ cuối năm 2020, cả hai ca đều thành công, kết quả rất khả quan.

Phương pháp này hiệu quả đối với các bệnh ung thư như ung thư máu, u nguyên bào thần kinh, ung thư hạch, u não... Với u nguyên bào thần kinh, nếu không ghép tế bào gốc tạo máu, tiên lượng người bệnh sống 12-18 tháng có thể chỉ là hơn 10%; còn ghép có thể nâng lên 30-50%. Tuỳ từng trường hợp, bệnh nhân có thể phải ghép tế bào gốc nhiều lần. Trung bình, tỷ lệ thành công sau ghép tế bào gốc là 90%.

"Con không có ước mơ gì. Con chỉ mong sớm khỏi bệnh, được về nhà với em, được đi học và thoải mái ăn món tai heo yêu thích", Long bẽn lẽn nói.

Được vận hành bởi báoVnExpress, Quỹ Hy vọng theo đuổi hai mục tiêu: Hỗ trợ hoàn cảnh khó khăn và tạo động lực phát triển. Mời bạn xem thêm thông tin về Quỹ Hy vọng tại đây.

Thư Anh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp

Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp

Thời sự xã hội - 30/10/2024

Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp

Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao

Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao

Thời sự xã hội - 28/10/2024

Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao

Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh

Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh

Thời sự xã hội - 24/10/2024

Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh

Vụ cô giáo đánh học sinh lớp 1 bầm tím: Chuyển hồ sơ sang công an xử lý

Vụ cô giáo đánh học sinh lớp 1 bầm tím: Chuyển hồ sơ sang công an xử lý

Thời sự xã hội - 18/10/2024

Vụ cô giáo đánh học sinh lớp 1 bầm tím: Chuyển hồ sơ sang công an xử lý

Hà Nội: Người dân lao vào khu xưởng cháy trong đêm để cứu tài sản, hàng hóa

Hà Nội: Người dân lao vào khu xưởng cháy trong đêm để cứu tài sản, hàng hóa

Thời sự xã hội - 17/10/2024

Hà Nội: Người dân lao vào khu xưởng cháy trong đêm để cứu tài sản, hàng hóa

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới