Thu hồi công văn công bố 26 sản phẩm cổ truyền hỗ trợ điều trị Covid-19

Sau 2 ngày ban hành, Bộ Y tế quyết định thu hồi công văn 5944 với lý do có nhiều nội dung chưa phù hợp.

Sáng 26/7, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn ký công văn 5967 về việc thu hồi công văn số 5944, ban hành ngày 24/7 về việc tăng cường, phòng chống dịch bệnh Covid-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu.

Lý do thu hồi công văn 5944 được nêu rõ: “có một số nội dung chưa phù hợp nên Bộ Y tế thu hồi công văn này".

Công văn 5944 sau 2 ngày ban hành đã gây xôn xao dư luận khi đi kèm với phụ lục 26 sản phẩm được cho có tác dụng hỗ trợ điều trị Covid-19.

Trong danh sách này có các sản phẩm như nước xịt mũi họng Thái Dương, gel rửa tay, hoạt huyết Nhất Nhất, Imboot, viên nang Kovir của Sao Thái Dương, Siro Ngân Kiều, Vệ khí khang… Trong đó hướng dẫn chi tiết cách sử dụng, liều dùng. Riêng công ty Sao Thái Dương có 5 sản phẩm.

12 trong số 26 sản phẩm đính kèm trong phụ lục công văn 5944 gây tranh cãi. Ảnh: Hà Nội mới
12 trong số 26 sản phẩm đính kèm trong phụ lục công văn 5944 gây tranh cãi. Ảnh: Hà Nội mới

Đáng lưu ý trong số này, sản phẩm viên nang Kovir ghi rõ là phòng và điều trị các bệnh lý do virus lây lan qua đường hô hấp, tăng cường miễn dịch, điều hoà miễn dịch trong các bệnh lý virus.

Tuy nhiên phía Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế cho biết, thực tế sản phẩm này là sản phẩm hỗ trợ điều trị Covid-19 và vẫn đang trong quá trình thử nghiệm giai đoạn 2. Ngoài thị trường, sản phẩm này đã tăng giá khoảng 10 lần lên 1 triệu đồng/hộp 2 vỉ. Từ ngày 19/7, doanh nghiệp này cũng đã có văn bản thông báo tăng giá đến các đại lý, khách hàng.

Khi được hỏi tại sao Bộ Y tế lại công bố chi tiết các sản phẩm trong phụ lục, đây có phải hình thức “chỉ định thầu”?, ông Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý y dược cổ truyền, Bộ Y tế trả lời: "Đây là thuốc do doanh nghiệp tài trợ, hỗ trợ, không phải để đấu thầu, không phải để người bệnh nhao nhao đi mua". 

Ông Thịnh cũng khẳng định hoạt huyết Nhất Nhất không có tác dụng điều trị Covid-19.

Công văn 5944 của Bộ Y tế ban hành trong bối cảnh dịch Covid-19 tại nước ta đang diễn biến phức tạp, y tế trong tình trạng quá tải, nhiều người dân lo lắng nên nhiều người cho rằng công văn này “cài cắm” thêm các sản phẩm chức năng.

Thực tế, sau khi công văn ra đời, đã xảy ra tình trạng khan hiếm, đẩy giá một số loại thuốc, gây bất bình trong dư luận.

Trong công bố chính thức tại cuộc họp trực tuyến của Bộ Y tế cuối tháng qua, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, Bộ Y tế cho phép dùng thử nghiệm vị thuốc xuyên tâm liên hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 ít triệu chứng, thể nhẹ.

Bộ Y tế giao Cục Quản lý y dược cổ truyền phối hợp với Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo làm đề cương thử nghiệm lâm sàng trên một số lượng bệnh nhân Covid-19 nhất định, sau đó sẽ báo cáo Hội đồng chuyên môn để tiếp tục đánh giá, nếu hiệu quả sẽ sử dụng ở phạm vi rộng.

Thúy Hạnh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp

Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp

Thời sự xã hội - 30/10/2024

Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp

Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao

Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao

Thời sự xã hội - 28/10/2024

Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao

Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh

Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh

Thời sự xã hội - 24/10/2024

Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh

Vụ cô giáo đánh học sinh lớp 1 bầm tím: Chuyển hồ sơ sang công an xử lý

Vụ cô giáo đánh học sinh lớp 1 bầm tím: Chuyển hồ sơ sang công an xử lý

Thời sự xã hội - 18/10/2024

Vụ cô giáo đánh học sinh lớp 1 bầm tím: Chuyển hồ sơ sang công an xử lý

Hà Nội: Người dân lao vào khu xưởng cháy trong đêm để cứu tài sản, hàng hóa

Hà Nội: Người dân lao vào khu xưởng cháy trong đêm để cứu tài sản, hàng hóa

Thời sự xã hội - 17/10/2024

Hà Nội: Người dân lao vào khu xưởng cháy trong đêm để cứu tài sản, hàng hóa

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới