Thứ trưởng Bộ Y tế: Sẽ bỏ bớt đo huyết áp trước tiêm vaccine phòng Covid-19

Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, sẽ có điều chỉnh về đo huyết áp trước tiêm vaccine để tối giản thủ tục nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn tiêm chủng.

Sáng 1/9, trao đổi với PV Báo Giao thông, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết: "Thời gian tới sẽ có điều chỉnh về việc sàng lọc trước tiêm vaccine Covid-19, trong đó có việc bỏ bớt hoạt động đo huyết áp.

Việc này nhằm tối giản thủ tục tạo tốc độ tiêm nhanh nhất nhưng trên nguyên tắc vẫn đảm bảo an toàn tiêm chủng cho người dân. Nhất là với người cao tuổi, có tiền căn cao huyết áp vẫn phải được kiểm tra huyết áp;

Còn với các đối tượng khác sẽ tự kiểm tra, khẳng định không tiền căn cao huyết áp thì có thể tiêm ngay".

Sẽ có điều chỉnh về việc đo huyết áp trước khi tiêm vaccine Covid-19
Sẽ có điều chỉnh về việc đo huyết áp trước khi tiêm vaccine Covid-19

Chỉ số huyết áp vẫn giữ nguyên theo hướng dẫn trước: Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày (ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế).

Dự kiến hướng dẫn điều chỉnh sẽ chính thức ban hành trong những ngày sắp tới.

Trước đó, đã có nhiều ý kiến cho rằng việc đo huyết áp trước tiêm phòng vaccine vừa làm chậm tiến độ tiêm vừa làm mất cơ hội của người tiêm vì lý do huyết áp đột ngột tăng cao hơn so với bình thường khi tới điểm tiêm vì tâm lý quá căng thẳng, lo lắng.

Theo khuyến cáo của BS. Trương Hữu Khanh, chỉ nên khuyến khích người dân trên 40 tuổi tự đánh giá huyết áp của mình tại nhà trước khi đến tiêm, sẽ cho chỉ số huyết áp thực hơn và người tiêm cần tự chịu trách nhiệm về điều đó.

Còn với những người cao huyết áp đang được điều trị ổn định cần duy trì thuốc uống bình thường kể cả trước, trong và sau khi tiêm vaccine và nên theo dõi 30 phút sau tiêm phòng.

Còn theo BS. Bùi Văn Thường, Viện Tim mạch Quốc gia, BV Bạch Mai, hiện tại không có khuyến cáo huyết áp là bao nhiêu thì có thể tiêm vaccine Covid-19; không có chống chỉ định tiêm chủng cho bệnh nhân tăng huyết áp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất khi tiêm chủng, trước khi tiêm, huyết áp nên ở mức giới hạn bình thường (90-140mmHg với huyết áp tâm thu và 60-90mmHg với huyết áp tâm trương).

Khi huyết áp quá cao (kể cả tiêm hay không tiêm vaccine) cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến cố tim mạch hoặc đột quỵ. Ngoài ra, huyết áp cao gây khó khăn cho việc theo dõi, đánh giá một số phản ứng sau tiêm, đặc biệt là các trường hợp phản vệ sau tiêm vaccine.

Với các trường hợp dù đã tối ưu điều trị tăng huyết áp nhưng huyết áp vẫn cao thì cần được tiêm ở các cơ sở y tế có khả năng theo dõi, xử trí hồi sức tốt.

Uyên Vũ

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp

Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp

Thời sự xã hội - 30/10/2024

Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp

Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao

Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao

Thời sự xã hội - 28/10/2024

Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao

Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh

Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh

Thời sự xã hội - 24/10/2024

Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh

Vụ cô giáo đánh học sinh lớp 1 bầm tím: Chuyển hồ sơ sang công an xử lý

Vụ cô giáo đánh học sinh lớp 1 bầm tím: Chuyển hồ sơ sang công an xử lý

Thời sự xã hội - 18/10/2024

Vụ cô giáo đánh học sinh lớp 1 bầm tím: Chuyển hồ sơ sang công an xử lý

Hà Nội: Người dân lao vào khu xưởng cháy trong đêm để cứu tài sản, hàng hóa

Hà Nội: Người dân lao vào khu xưởng cháy trong đêm để cứu tài sản, hàng hóa

Thời sự xã hội - 17/10/2024

Hà Nội: Người dân lao vào khu xưởng cháy trong đêm để cứu tài sản, hàng hóa

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới