Thứ trưởng Y tế: Đặt truy vết lên hàng đầu không còn phù hợp

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đánh giá, chiến lược truy vết thành công trong các làn sóng trước do số ca mắc tương đối ít, nhưng hiện nay dịch đã nổ như đom đóm thì không hoàn toàn phù hợp.

Cần tập trung giảm tác hại của dịch

Trong cuộc họp trực tuyến với các tỉnh vừa qua, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, số ca mắc tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Tiền Giang… đang tăng lên chóng mặt. Nguy cơ dịch lan rộng giữa các địa phương, vùng lân cận với nhau và lan xa từ miền Nam đến Nam Trung Bộ và Trung Bộ cũng bắt đầu.

“Chúng ta phải nhìn nhận thẳng thắn là hết sức lo ngại trước tình hình này”, Thứ trưởng Sơn nhấn mạnh.

Ông nói thêm, từ trước đến nay Việt Nam áp dụng rất thành công chiến lược dịch tễ, đúng theo công thức: Phát hiện sớm, truy vết, cách ly, khoanh vùng dập dịch và thu dung điều trị hiệu quả.

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn

“Tuy nhiên tôi nhận định, chúng ta áp dụng mô hình này rất thành công trong những làn sóng trước, và ở một số tỉnh khi số ca mắc còn tương đối ít, có thể kiểm soát, truy vết từ 1 F0 được 20-30 F1, có chuỗi truy được đến mấy trăm người. Nhưng giờ dịch nổ như đom đóm khắp nơi, như TP.HCM khi có 21.000 F0 nhưng cũng chỉ truy vết được 42.000 F1 cả cách ly tập trung và tại nhà, tính tỉ lệ R0 là 1:2 thì quá ít, không hoàn toàn phù hợp”, Thứ trưởng nói.

Do đó ông cho rằng việc truy vết chưa cần đặt nặng trong giai đoạn hiện nay.

Thứ trưởng Sơn đề nghị, bên cạnh công thức chống dịch đã duy trì lâu nay, trong giai đoạn này cần tập trung giảm tác hại của dịch Covid-19.

Để giảm nhẹ thiệt hại do Covid-19, cần áp dụng 3 chiến lược: Tăng cường hệ thống nhân lực; tăng cường trang thiết bị, vật tư y tế, kể cả hệ thống oxy, khí nén cho các cơ sở điều trị và tăng khả năng thu dung điều trị bệnh nhân nặng.

Về tình hình điều trị, ông Sơn đánh giá việc điều trị các ca F0 vẫn đang trong tầm kiểm soát nhưng tỉ lệ F0 có triệu chứng trở nặng đang tăng lên, là gánh nặng rất lớn cho y tế. Tại TP.HCM và Đồng Tháp, tỉ lệ bệnh nhân nặng phải hỗ trợ oxy, thở máy chức năng cao, ECMO ngày một nhiều.

Tỉ lệ tử vong tại 2 địa phương này cũng đang tăng lên, tiệm cận với số tử vong trên thế giới, nên phải hết sức lưu ý với các trường hợp bệnh nhân trở nặng.

Ông Sơn hy vọng với những thay đổi mới trong chiến lược như giảm thời gian cách ly F0, F1, cho cách ly F0, F1 cách ly tại nhà, test nhanh mẫu gộp 3 và sử dụng phác đồ điều trị mới với các thuốc chống đông, kháng thể đơn dòng… sẽ giúp hệ thống điều trị bớt quá tải và giảm gánh nặng cho các khu cách ly.

Không thể phụ thuộc hoàn toàn trung ương

Hiện nhiều tỉnh đều đề xuất hỗ trợ trang thiết bị, vật tư, tuy nhiên ông Sơn cho rằng các tỉnh cần phải biết “liệu cơm gắp mắm”.

“Có nơi đề xuất đến 500 máy ECMO, 1.000 máy thở chức năng cao, chúng tôi không hiểu dựa trên cơ sở nào để đề xuất như vậy, rất gây khó khăn cho trung ương”, ông Sơn nêu.

Theo Thứ trưởng Sơn, trong chiến dịch chống Covid-19 cần phải cùng nhau song hành, biết trao đổi, cùng hỗ trợ. Bộ Y tế đã điều động thêm test nhanh, máy thở, ECMO… nhưng chắc chắn số lượng không thể như mong muốn. Do đó tinh thần vẫn là 4 tại chỗ, các địa phương chủ động mua sắm, không lệ thuộc hoàn toàn vào trung ương.

Trong khi đí một số nơi sợ mua sắm, yêu cầu Bộ Y tế phải đưa ra giá trần. Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh cần hết sức lưu ý, tham khảo kế hoạch mua sắm, đấu thầu của các địa phương khác để chủ động.

Một số tỉnh như Bình Dương xin thành lập riêng một trung tâm hồi sức tích cực (ICU) do địa phương đã có hơn 2.000 ca Covid-19, song Thứ trưởng Sơn cho biết, Bộ Y tế đã lập 2 trung tâm ICU tại Đồng Nai và Cần Thơ để phục vụ cả vùng.

Do vậy các các tỉnh cần phải liên hệ để hỗ trợ nhau, tránh lãng phí nguồn lực vì hiện nay không có đủ nhân lực để hỗ trợ làm các kỹ thuật cao như ECMO.

Thứ trưởng nói thêm, Bộ Y tế đã có chủ trương cho cách ly F0, F1 tại nhà nếu đủ điều kiện, song lãnh dạo Sở Y tế các tỉnh cần phải có trao đổi đồng bộ, tránh tình trạng F0 không triệu chứng hoặc có nồng độ virus thấp được tỉnh An cho về cách ly tại nhà nhưng địa phương B không nhận.

Theo quan điểm cá nhân của Thứ trưởng Sơn, việc cho F1 cách ly tại nhà được rất nhiều cái lợi, cả về cơ sở vật chất và hậu cần, nhất là trong bối cảnh ngành y tế đang rất quá tải.

Ông đề nghị Cục Quản lý môi trường Y tế nghiên cứu cẩn trọng, dựa trên các cơ sở khoa học để báo cáo Bộ trưởng xem xét rút ngắn thời gian cách ly F1.

Về xét nghiệm, ông Sơn cho rằng trong giai đoạn đầu TP.HCM còn thực hiện hơi chững nhưng sau đó đã kịp triển khai quyết liệt các giải pháp.

Theo Thứ trưởng, trong giai đoạn dịch căng thẳng như hiện nay, ngoài coi RT-PCR là tiêu chuẩn vàng, việc test nhanh một cách nhuần nhuyễn tại các điểm nỏng, khu nguy cơ cao và rất cao, trong các khu công nghiệp là hết sức cần thiết.

Tại TP.HCM mỗi ngày đang triển khai 100.000 test nhanh. Các tỉnh khác cũng tích cực triển khai với sự hỗ trợ Bộ Y tế và sự chủ động mua sắm theo tinh thần 4 tại chỗ.

Thúy Hạnh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Hai vợ chồng tử vong khi đi đánh cá, bốn con thơ ngơ ngác đợi tin

Hai vợ chồng tử vong khi đi đánh cá, bốn con thơ ngơ ngác đợi tin

Thời sự xã hội - 02/12/2024

Hai vợ chồng tử vong khi đi đánh cá, bốn con thơ ngơ ngác đợi tin

Bé trai 14 tuổi tử vong khi đi câu cá cùng nhóm bạn

Bé trai 14 tuổi tử vong khi đi câu cá cùng nhóm bạn

Thời sự xã hội - 02/12/2024

Bé trai 14 tuổi tử vong khi đi câu cá cùng nhóm bạn

Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp

Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp

Thời sự xã hội - 30/10/2024

Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp

Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao

Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao

Thời sự xã hội - 28/10/2024

Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao

Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh

Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh

Thời sự xã hội - 24/10/2024

Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới