Thực hư thông tin yêu cầu người dân bắt buộc cài đặt bluezone

Lãnh đạo Cục Công nghệ Thông tin thừa nhận, hiện chưa có chế tài cụ thể yêu cầu người dân bắt buộc cài đặt bluezone.
Chế tài xử phạt người dân không cài bluezone sẽ do từng địa phương, đơn vị quy định cụ thể
Chế tài xử phạt người dân không cài bluezone sẽ do từng địa phương, đơn vị quy định cụ thể

Kêu gọi người dân cài bluezone trên tinh thần tự nguyện

Để làm rõ thông tin người dân dùng smartphone bắt buộc cài đặt bluezone phòng chống dịch Covid-19, nếu không sẽ bị xử phạt, chiều 1/6, PV Báo Giao thông đã liên hệ với ông Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục CNTT, Bộ Y tế.

Đây cũng là đơn vị soạn thảo Quyết định 2666/QĐ-BYT hướng dẫn sử dụng ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần phục vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

“Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến căng thẳng, Bộ Y tế chủ yếu kêu gọi, đôn đốc nhắc nhở thuyết phục người dân tự nguyện cài ứng dụng bluezone và sử dụng các phần mềm khai báo y tế khác, để đạt hiệu quả chứ phạt là không có”, ông Tường thừa nhận.

Theo ông Tường, Bộ Y tế chỉ đưa ra văn bản hướng dẫn thực hiện, còn cách thức xử lý ra sao thì tùy thuộc từng địa phương, đơn vị sẽ đưa ra quy chế cụ thể.

Cụ thể, tại Quyết định 2666, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xử phạt các trường hợp có điện thoại thông minh nhưng không thực hiện cài đặt, sử dụng ứng dụng theo quy định trên cơ sở tình hình dịch COVID-19 và điều kiện thực tế tại địa phương.

UBND tỉnh, thành phố quyết định khu vực, địa điểm đang có ổ dịch COVID-19 trên cơ sở tham mưu của Sở Y tế để áp dụng nghiêm các biện pháp chống dịch phù hợp mà không áp dụng hướng dẫn này.

Nhiều ứng dụng khai báo y tế phòng dịch Covid-19, sử dụng thế nào?

Hiện nay, các ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần được khuyến nghị gồm: VietNam Health Decleration (VHD) hoặc website tokhaiyte.vn; ứng dụng Bluezone; ứng dụng Ncovi.

Theo Bộ Y tế, các ứng dụng này đều có tính năng cơ bản gồm: khai báo y tế, cập nhật tình trạng sức khỏe hằng ngày, ghi nhận người đến, người đi tại các địa điểm công cộng và sinh mã QR. Riêng Bluezone có thêm tính năng ghi nhận các tiếp xúc gần giữa các điện thoại di động thông minh.

Sau khi khai báo xong, các ứng dụng sẽ sinh ra mã QR. Người dùng cần luôn mang theo mã QR này bằng cách lưu trong điện thoại hoặc in ra để sử dụng tại những khu vực cần khai báo y tế. Người dùng chịu trách nhiệm về các thông tin khai báo y tế của mình.

Song với với hướng dẫn người dân, Bộ Y tế cũng đưa ra hướng dẫn cho các điểm kinh doanh, làm việc, giải trí, nơi tập trung đông người.

Những nơi như cơ sở khám chữa bệnh, cảng hàng không, phương tiện công cộng... cần trang bị thiết bị quét mã QR hoặc bố trí nhân viên có smartpthone, phục vụ kiểm soát hành khách, người ra vào bằng mã QR.

Hoàng Ngân

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Hai vợ chồng tử vong khi đi đánh cá, bốn con thơ ngơ ngác đợi tin

Hai vợ chồng tử vong khi đi đánh cá, bốn con thơ ngơ ngác đợi tin

Thời sự xã hội - 02/12/2024

Hai vợ chồng tử vong khi đi đánh cá, bốn con thơ ngơ ngác đợi tin

Bé trai 14 tuổi tử vong khi đi câu cá cùng nhóm bạn

Bé trai 14 tuổi tử vong khi đi câu cá cùng nhóm bạn

Thời sự xã hội - 02/12/2024

Bé trai 14 tuổi tử vong khi đi câu cá cùng nhóm bạn

Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp

Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp

Thời sự xã hội - 30/10/2024

Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp

Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao

Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao

Thời sự xã hội - 28/10/2024

Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao

Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh

Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh

Thời sự xã hội - 24/10/2024

Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới