Việt Nam nghiên cứu thử nghiệm ghép tử cung
Một số con chó tử cung sau khi ghép đã bị tắc mạch, không duy trì được. Đề án thử nghiệm ghép tử cung trên chó đang tiếp tục được bệnh viện 108 tiến hành, giáo sư Nguyễn Thế Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết tại Hội nghị khoa học nhân kỷ niệm 70 năm thành lập bệnh viện, ngày 1/4.
Nếu ghép tử cung trên chó thành công, Bệnh viện 108 sẽ tiến tới ghép tử cung trên người. Dự kiến ca thử nghiệm ghép tử cung đầu tiên ở Việt Nam sẽ tiến hành trong vòng vài năm nữa, nếu điều kiện kỹ thuật thuận lợi.
"Bệnh viện 108 cố gắng hoàn thiện kỹ thuật, trang thiết bị, nhân lực và ghép thực nghiệm trước khi thực hiện trên con người", giáo sư Hoàng nói.
Năm 2017, Bệnh viện 108 bắt đầu phôi thai đề án ghép tử cung, đến nay vẫn trong giai đoạn thực nghiệm. Nhóm nghiên cứu thử nghiệm ghép tử cung cho 10 con chó, đánh giá là "kết quả khả quan", song để đảm bảo chức năng mang thai trên động vật thì cần nghiên cứu thêm.
"Kỹ thuật ghép tử cung hiện vẫn là thách thức không chỉ với Việt Nam mà còn trên thế giới. Ghép thành công đòi hỏi tử cung sau ghép phải sống được và đảm bảo chức năng mang thai, đảm bảo sinh sản", giáo sư Hoàng nói.
Đến nay thế giới đã tiến hành nhiều ca ghép tử cung cả ở thực nghiệm và trên người. Có trường hợp thành công sinh em bé bằng tử cung ghép, song số lượng vẫn ít ỏi.
Năm 2017, một phụ nữ 32 tuổi ở Brazil không có tử cung bẩm sinh, đã ghép tử cung hiến tặng từ người phụ nữ 45 tuổi. Người 32 tuổi sau đó sinh được một bé gái khỏe mạnh nhờ tử cung ghép. Đây là ca ghép tử cung thành công đầu tiên tại châu Mỹ Latin.Thành tựu này mang tính lịch sử của y khoa thế giới, được công bố trên tạp chí TheLancet.
Các trường hợp có cơ hội ghép tử cung là người bất thường về tử cung, không thể mang thai. Nguồn hiến có thể là mẹ tặng tử cung để ghép cho con gái hay từ người cho chết não. Ghép tử cung sẽ giúp những phụ nữ không có tử cung, không may bị cắt tử cung hoặc các bệnh lý khác, được ghép tử cung mới có khả năng sinh sản bình thường.
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là một trong những đơn vị dẫn đầu ngành ghép tạng hiện nay ở Việt Nam. Bệnh viện đã thực hiện thành công nhiều ca ghép tạng thường quy như ghép phổi, ghép giác mạc, ghép thận, đặc biệt là ghép chi thể.
Giáo sư, tiến sĩ Mai Hồng Bàng, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đánh giá ghép tạng là một trong những thành tựu lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ. Sau 4 năm thành lập, Trung tâm Ghép mô và bộ phận cơ thể người đến nay đã thực hiện gần 300 ca ghép mô tạng. Trong đó, dấu ấn đặc biệt là ca ghép phổi từ người cho chết não đầu tiên tại Việt Nam thực hiện vào tháng 2/2018, đồng thời cũng là ca ghép đa tạng xuyên Việt mang tính lịch sử. Năm ngoái, bệnh viện cũng thực hiện thành công ca ghép chi thể lấy từ người cho sống đầu tiên trên thế giới.
Mới đây, bệnh viện ghép hai cẳng bàn tay cho một bệnh nhân bị tai nạn chất nổ. Đây là ca ghép hai cẳng bàn tay đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á và là ca ghép chi thể thứ hai trong năm tại bệnh viện 108.
Bệnh viện tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng ghép nhiều mô, tạng khó, tạo nguồn tạng sinh học và vật liệu thay thế, tiến tới ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong ghép tạng.
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp
Thời sự xã hội - 30/10/2024
Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp
Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao
Thời sự xã hội - 28/10/2024
Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao
Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh
Thời sự xã hội - 24/10/2024
Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh
Vụ cô giáo đánh học sinh lớp 1 bầm tím: Chuyển hồ sơ sang công an xử lý
Thời sự xã hội - 18/10/2024
Vụ cô giáo đánh học sinh lớp 1 bầm tím: Chuyển hồ sơ sang công an xử lý
Hà Nội: Người dân lao vào khu xưởng cháy trong đêm để cứu tài sản, hàng hóa
Thời sự xã hội - 17/10/2024
Hà Nội: Người dân lao vào khu xưởng cháy trong đêm để cứu tài sản, hàng hóa