Xem xét dừng thí điểm tự chủ tại Bệnh viện Việt Đức, Chợ Rẫy

Bộ Tài Chính đề nghị Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định không tiếp tục thực hiện thí điểm tự chủ đối với Bệnh viện Chợ Rẫy và Việt Đức theo Nghị quyết 33.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, sở dĩ Bộ này đề nghị Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định không tiếp tục thực hiện thí điểm tự chủ đối với 2 bệnh viện trên do Thủ tướng đã ban hành Nghị định số 60 vào ngày 21/6 vừa qua.

Nghị định 60 quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực: Giáo dục đào tạo; giáo dục nghề nghiệp;  y tế - dân số; văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin và truyền thông; các hoạt động kinh tế và lĩnh vực khác.

Theo đó, các đơn vị được chia thành 4 mức tự chủ: Tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; tự bảo đảm chi thường xuyên; tự đảm bảo một phần chi thường xuyên; mức thấp nhất là đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên và quy định cụ thể về cơ chế tự chủ tài chính đối với từng loại hình sự nghiệp công.

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Cũng theo Nghị định 60, các đơn vị sự nghiệp công trong 6 lĩnh vực trên phải có phương án tự chủ tài chính trong thời gian 5 năm và tự đề xuất mức độ tự chủ tài chính của đơn vị, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (bộ, cơ quan Trung ương với đơn vị thuộc Trung ương quản lý; UBND cấp tỉnh, cấp huyện với đơn vị thuộc địa phương quản lý).

Do đó, Bộ Tài Chính đề nghị Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định cho Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức xây dựng và thực hiện phương án tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP thay vì theo Nghị quyết 33 như trước đây.

Bộ Tài Chính cũng đề nghị Bộ Y tế đánh giá tình hình thực hiện thí điểm tự chủ tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện K theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Trong đó, đánh giá cụ thể những kết quả đạt được, chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua làm cơ sở cho việc đề xuất thực hiện thí điểm tự chủ đối với Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Chợ Rẫy sau này.

Trước đó, ngày 19/5/2019 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP về thí điểm tự chủ tài chính tại 4 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế gồm: Chợ Rẫy, Bạch Mai, Bệnh viện K và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Ngày 17/2/2020, Thủ tướng ban hành Quyết định 268, phê duyệt đề án thí điểm tự chủ của Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2020-2021; Bệnh viện K thí điểm giai đoạn 2020-2022 theo Quyết định 1423, ban hành ngày 17/9/2020.

Dù là tự chủ toàn diện song trong quá trình triển khai, 2 bệnh viện gặp phải nhiều vướng mắc liên quan cơ chế tài chính.

Cụ thể theo quy định, bệnh viện được quyết định giá dịch vụ y tế và dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu trong phạm vi khung giá do Bộ Y tế ban hành và thực hiện kê khai giá, niêm yết giá theo quy định pháp luật về giá. Song đến nay, chỉ còn ít tháng nữa là kết thúc giai đoạn thí điểm, Bộ Y tế vẫn chưa ban hành khung giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu để bệnh viện tham khảo.

Vì lý do này, vào tháng 3 vừa qua, Bệnh viện Bạch Mai từng thông báo tăng giá khám dịch vụ theo yêu cầu cao nhất lên 550.000 đồng nếu khám giáo sư, 450.000 đồng nếu khám phó giám sư… Tuy nhiên sau đó Bộ Y tế đã ra văn bản “tuýt còi”, yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai rút quy định do Bộ Y tế chưa ban hành khung giá.

Theo một số chuyên gia, trong bối cảnh chưa hoàn thiện hết quy định về tự chủ toàn diện cần thận trọng khi tiếp tục triển khai.

Sắp tới khi tự chủ theo Nghị định 60, các cơ sở khám chữa bệnh công lập sử dụng ngân sách nhà nước (y tế dự phòng, y tế cơ sở, bệnh viện vùng khó khăn, khám chữa bệnh phong, lao, tâm thần…) sẽ phải hoàn thành lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ đến hết năm 2021, bao gồm: Tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý, khấu hao tài sản cố định, chi phí khác theo quy định của pháp luật về giá.

Trường hợp không thể xây dựng hoặc xây dựng không đúng hạn, Bộ Y tế sẽ báo cáo Thủ tướng trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính.

Với các cơ sở không sử dụng ngân sách nhà nước được quyết định giá dịch vụ bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý, được tự quyết định các khoản chi đảm bảo hợp lý, hợp lệ và phải trong quy chế chi tiêu nội bộ.

Trường hợp các đơn vị này có số thu nhỏ hơn chi, ngân sách nhà nước không cấp bù.

Thúy Hạnh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Tìm thấy thi thể nạn nhân cuối cùng trong vụ lật thuyền ở Lai Châu

Tìm thấy thi thể nạn nhân cuối cùng trong vụ lật thuyền ở Lai Châu

Thời sự xã hội - 23/04/2024

Tìm thấy thi thể nạn nhân cuối cùng trong vụ lật thuyền ở Lai Châu

Tai nạn lao động ở Yên Bái, 7 người tử vong, 3 người bị thương

Tai nạn lao động ở Yên Bái, 7 người tử vong, 3 người bị thương

Thời sự xã hội - 23/04/2024

Tai nạn lao động ở Yên Bái, 7 người tử vong, 3 người bị thương

Sức khỏe các nạn nhân trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái hiện ra sao?

Sức khỏe các nạn nhân trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái hiện ra sao?

Thời sự xã hội - 23/04/2024

Sức khỏe các nạn nhân trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái hiện ra sao?

Các nạn nhân vụ tai nạn lao động ở Yên Bái được hỗ trợ ra sao?

Các nạn nhân vụ tai nạn lao động ở Yên Bái được hỗ trợ ra sao?

Thời sự xã hội - 23/04/2024

Các nạn nhân vụ tai nạn lao động ở Yên Bái được hỗ trợ ra sao?

Đình chỉ giáo viên dùng thước kẻ đánh sưng mắt học sinh

Đình chỉ giáo viên dùng thước kẻ đánh sưng mắt học sinh

Thời sự xã hội - 12/04/2024

Đình chỉ giáo viên dùng thước kẻ đánh sưng mắt học sinh

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới