Xuất khẩu mất nghìn tỷ mỗi ngày, kịch bản mở cửa nên thế nào?

Theo giới chuyên gia, để mở cửa trở lại, phòng dịch vẫn phải đặt lên hàng đầu, điều kiện an toàn là người lao động đã được tiêm vaccine.

Nên mở cửa dần, tuỳ theo quy mô sản xuất

Trao đổi với PV Báo Giao thông, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) Trần Thanh Hải cho biết, chỉ tính riêng 19 tỉnh, thành phố phía Nam áp dụng Chỉ thị 16 vừa qua, lượng hàng hóa xuất khẩu tại khu vực này chiếm đến 45% giá trị xuất khẩu của cả nước, tương đương với khoảng 9.000 tỷ đồng xuất khẩu mỗi ngày.

Nếu tiếp tục "đóng băng", gần như tất cả doanh nghiệp phải dừng sản xuất thì thiệt hại là hết sức lớn. Do vậy, khi một số tỉnh thành đang dần kiểm soát được dịch bệnh, cùng với việc triển khai "phủ" vaccine Covid-19 cho người dân, cần thiết phải mở cửa kinh tế trở lại, giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.

Việc phòng chống cứng nhắc ở một số địa phương gây khó cho lưu thông hàng hóa. Ảnh minh hoạ.
Việc phòng chống cứng nhắc ở một số địa phương gây khó cho lưu thông hàng hóa. Ảnh minh hoạ.

Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu nêu quan điểm: "Trong tương lai gần, chúng ta không thể loại "sạch bóng" Covid-19 được, nên việc thích nghi, sống chung với dịch là quan điểm tất yếu".

Theo ông Hải, khi mở cửa trở lại, an toàn phòng dịch vẫn phải là điều kiện đặt lên hàng đầu. Điều kiện an toàn là người lao động đã được tiêm vaccine, hoặc có xét nghiệm âm tính trong vòng 72h.

“Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8 ước đạt 26,2 tỷ USD, giảm 6% so với tháng trước (tháng 7 đạt 27,86 tỷ USD) và giảm 5,4% so với cùng kỳ năm trước.”

Bên cạnh đó, có thể đề xuất thêm những tiêu chí khác như người lao động thuộc "vùng xanh", những nơi có ít ca lây nhiễm trong một thời gian nhất định.

Ngoài ra, khi mở cửa nền kinh tế trở lại, một trong những thách thức của doanh nghiệp đó là tình trạng thiếu hụt lao động.

Do vậy, kịch bản mở cửa là các doanh nghiệp sẽ thực hiện mở cửa dần dần, tùy theo từng loại hình và quy mô doanh nghiệp và cơ cấu lao động mà doanh nghiệp sử dụng. Có doanh nghiệp có thể mở lại 20%, có doanh nghiệp có thể 50%.

"Quy trình lao động cũng sẽ phải khác trước đây. Doanh nghiệp bố trí người lao động làm việc giãn cách càng nhiều càng tốt. Các tổ, đội, nhóm làm việc tách biệt để trong trường hợp có ca nhiễm thì chỉ khoanh vùng xử lý một bộ phận liên quan" ông Hải nói.

Xem xét nguyên tắc phòng chống dịch là “tiếp xúc an toàn”

Trước thực tế khó khăn lưu thông hàng hóa thời gian qua, đặc biệt là nông sản, Tổng Thư ký Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA) Nguyễn Duy Minh kiến nghị, phải đồng bộ hóa liên tỉnh, thành phố về các chính sách để tạo thuận lợi cho vận tải hàng hóa.

"Đối với giải pháp xuất khẩu nông sản, nên giữ vững và phát triển thị trường Trung Quốc nhưng cần thay thế từ thói quen trao đổi giữa cư dân biên giới sang hình thức chính ngạch.

Đồng thời, thành lập Trung tâm xúc tiến nông sản quốc gia, trong đó tập hợp các công ty xuất khẩu nông sản hàng đầu Việt Nam đạt chuẩn Global Gap, Asean Gap kết nối thị trường liên minh châu Âu (EU) và Mỹ…", ông Minh nói.

Mặt khác, ông Minh cho rằng phải quy hoạch trung tâm logistics vùng để kết liền “Vùng nguyên liệu - Vùng chế biến - Trung tâm logistics” nhằm tối ưu chi phí logistics và tăng chất lượng sản phẩm và hiệu quả sau thu hoạch.

Mặt khác, nhanh chóng đẩy mạnh việc phát triển vận tải hàng không phục vụ cho xuất khẩu nông sản.

Để làm được điều đó, ông Minh cho rằng, cần tháo gỡ khó khăn về chính sách hạn chế người đi đường trong ngành logistics, bao gồm cả các công chức hải quan và các Bộ ngành liên quan công tác xuất nhập khẩu.

"Hiệp hội đề xuất Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước xem xét nguyên tắc phòng chống dịch là “tiếp xúc an toàn” chứ không phải là lượng người tham gia giao thông, các hoạt động làm việc ít hay nhiều", ông Minh thông tin.

Còn đối với giải pháp cho nông sản phân phối vào thị trường nội địa tại các tỉnh, thành phố, ông Minh cho rằng, phải tăng cường hình thức thương mại điện tử, mua bán sỉ giữa thương lái chợ đầu mối và tiểu thương chợ lẻ để giảm tiếp xúc thủ công tại chợ đầu mối.

Song song đó, phát triển kênh phân phối thương mại điện tử bán lẻ các sản phẩm nông sản trực tiếp đến từng người dân, đáp ứng nhu cầu ‘’đi chợ hộ’’ ngày càng tăng.

"Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương nên có kế hoạch dự báo để chuẩn bị cho kịch bản tăng trưởng", ông Minh đề xuất.

Hồng Hạnh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Đình chỉ giáo viên dùng thước kẻ đánh sưng mắt học sinh

Đình chỉ giáo viên dùng thước kẻ đánh sưng mắt học sinh

Thời sự xã hội - 12/04/2024

Đình chỉ giáo viên dùng thước kẻ đánh sưng mắt học sinh

Bệnh viện Thu Cúc nói gì về vụ thai nhi tử vong tại viện?

Bệnh viện Thu Cúc nói gì về vụ thai nhi tử vong tại viện?

Thời sự xã hội - 10/04/2024

Bệnh viện Thu Cúc nói gì về vụ thai nhi tử vong tại viện?

Lâm Đồng yêu cầu làm rõ việc học sinh phải chui rào kẽm đến trường

Lâm Đồng yêu cầu làm rõ việc học sinh phải chui rào kẽm đến trường

Thời sự xã hội - 08/04/2024

Lâm Đồng yêu cầu làm rõ việc học sinh phải chui rào kẽm đến trường

Bé gái khoảng 7 ngày tuổi bị bỏ rơi tại chùa trong đêm

Bé gái khoảng 7 ngày tuổi bị bỏ rơi tại chùa trong đêm

Thời sự xã hội - 03/04/2024

Bé gái khoảng 7 ngày tuổi bị bỏ rơi tại chùa trong đêm

Nam sinh lớp 9 đuối nước, tử vong khi nhảy từ thành tàu xuống sông tắm

Nam sinh lớp 9 đuối nước, tử vong khi nhảy từ thành tàu xuống sông tắm

Thời sự xã hội - 03/04/2024

Nam sinh lớp 9 đuối nước, tử vong khi nhảy từ thành tàu xuống sông tắm

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới