Cẩn trọng với chiêu trò quảng cáo thực phẳm chức năng.

Bộ Y tế thời gian qua đã đưa ra rất nhiều giải pháp xử lý vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, hành vi vi phạm của các đối tượng ngày một tinh vi.

Phát biểu tại Tọa đàm “Vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng, giải pháp giúp thị trường minh bạch và phát triển” tổ chức ngày 16/12, Tiến sĩ Trần Thị Liễu, chuyên viên cao cấp Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế nhận định, việc vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng diễn ra khá phố biến thời gian qua.

Các hình thức vi phạm phổ biến là sử dụng hình ảnh, các bài viết của nhân viên y tế hoặc bài viết, phản hồi của người tiêu dùng nhằm ám chỉ thực phẩm là thuốc chữa bệnh hoặc có công dụng như thuốc chữa bệnh, là trái quy định pháp luật.

Ngoài ra, một số tổ chức, cá nhân còn có hành vi quảng cáo thổi phồng công dụng sản phẩm; dùng hình ảnh bác sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng, hoặc logo các đài truyền hình để lồng ghép nội dung quảng cáo trái phép, gần như lừa dối người tiêu dùng về công dụng của các thực phầm bảo vệ sức khỏe,…

Thống kê từ ngày 1/1 đến ngày 25/9 năm nay, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm đã ra Quyết định xử phạt 36 cơ sở vi phạm về quảng cáo với tổng số 40 hành vi vi phạm, tổng số tiền phạt là trên 1,6 tỷ đồng.

Thực phẩm chức năng - Hình minh họa:
Thực phẩm chức năng - Hình minh họa
 

Bà Trần Việt Nga, Phó Cục Trưởng Cục An toàn thực phẩm cho hay, thực tế các thống kê cho thấy, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vi phạm vấn đề quảng cáo không quá nhiều, tuy nhiên những tổ chức, cá nhân mua lại sản phẩm và tự quảng cáo trên thị trường lại rất lớn và là vấn đề nan giải.

Những đối tượng này quảng cáo không chỉ thông qua mạng xã hội, các đơn vị truyền thông đại chúng, các sàn giao dịch điện tử, mà còn qua hình thực quảng cáo trực tiếp tới người tiêu dùng như gọi điện thoại trực tiếp.

Bà Nga chia sẻ, Bộ Y tế thời gian qua đã đưa ra rất nhiều giải pháp. Ngoài xử lý theo quy định của Nhà nước, Bộ còn công khai vi phạm trên trang web của Cục An toàn thực phẩm và thông tin cho các cơ quan báo chí. Tuy nhiên, hành vi vi phạm ngày một tinh vi.

“Ví dụ họ mở tên miền này để quảng cáo, nhưng nếu chúng tôi phát hiện ra và yêu cầu Bộ Thông tin Truyền thông hỗ trợ đóng tên miền đó, thì ngay lập tức họ sẽ đổi sang miền khác. Hoặc họ đặt máy chủ ở Việt Nam, nhưng nếu bị phát hiện vi phạm sẽ chuyển máy chủ sang nước ngoài.

Một trong những hành vi khác sẽ rất khó khăn cho cơ quan quản lý là quảng cáo xuyên biên giới, tức những doanh nghiệp nước ngoài mua “đất quảng cáo” trên các trang thương mại, sàn giao dịch, web của các cơ quan truyền thông, sau đó họ toàn quyền sử dụng để quảng cáo sản phẩm sai quy định mà chủ cho thuê không hay biết”, bà Nga thông tin.

Để ngăn chặn vấn đề vi phạm quảng cáo đối với thực phẩm chức năng, Cục An toàn thực phẩm cho biết đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Bộ Công Thương, Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Nông nghiệp và cơ quan công an, tiếp tục đưa ra các giải pháp phù hợp.

Thực phẩm chức năng xuất hiện và bắt đầu được sử dụng tại Việt Nam từ những năm 2000. Khi đó, hầu hết các sản phẩm lưu thông trên thị trường ở Việt Nam đều được nhập khẩu từ các nước khác. Đến nay, hơn 70% số thực phẩm chức năng được tiêu thụ ở nước ta là hàng sản xuất trong nước. Hơn 20% còn lại là hàng nhập khẩu từ các thị trường nổi tiếng như Mỹ, Đức, Canada, Hàn, Nhật...

Năm 2000, Việt Nam chỉ có 13 doanh nghiệp đăng ký và đủ điều kiện sản xuất thực phẩm chức năng. Số sản phẩm được lưu hành trên thị trường là 63 sản phẩm. Đến năm 2017, có tới gần 4,190 công ty đăng ký sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng. Số lượng sản phẩm được lưu hành cũng lên tới hơn 10.930 sản phẩm.

Nguyễn Liên

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Sữa chua từ thực vật - Thực phẩm dinh dưỡng tuyệt vời

Sữa chua từ thực vật - Thực phẩm dinh dưỡng tuyệt vời

Thực phẩm chức năng - 10/05/2022

Sữa chua từ thực vật - Thực phẩm dinh dưỡng tuyệt vời

Uống nhiều vitamin C khi điều trị Covid-19 có thể làm tổn thương dạ dày

Uống nhiều vitamin C khi điều trị Covid-19 có thể làm tổn thương dạ dày

Thực phẩm chức năng - 26/04/2022

Uống nhiều vitamin C khi điều trị Covid-19 có thể làm tổn thương dạ dày

Xử lý nghiêm quảng cáo sai sự thật về thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Xử lý nghiêm quảng cáo sai sự thật về thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm chức năng - 04/04/2022

Xử lý nghiêm quảng cáo sai sự thật về thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Không thể quảng cáo thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh

Không thể quảng cáo thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh

Thực phẩm chức năng - 31/03/2022

Không thể quảng cáo thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh

Xử lý nghiêm tình trạng quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật

Xử lý nghiêm tình trạng quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật

Thực phẩm chức năng - 18/10/2021

Xử lý nghiêm tình trạng quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới