Cẩn trọng khi sử dụng thuốc ngủ

Mất ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ xảy ra phổ biến hiện nay, không chỉ gặp ở người cao tuổi mà còn gặp nhiều ở những người trẻ tuổi. Hiện có nhiều loại thuốc được dùng điều trị cho tình trạng này, tuy nhiên khi dùng cần cảnh giác với nguy cơ xấu có thể xảy ra khi dùng thuốc.
Thiếu ngủ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe - Ảnh minh họa
Thiếu ngủ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe - Ảnh minh họa

 

Thiếu ngủ và hệ lụy

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng với sức khỏe, không chỉ có tác dụng bảo vệ vỏ não và hệ thần kinh (phục hồi chức năng hoạt động của các cơ quan thần kinh) mà còn nâng cao sức khỏe, chống suy nhược và lão hóa. Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ như: Thói quen sinh hoạt (hút thuốc, uống nhiều cà phê, ăn tối quá no với nhiều chất béo, thay đổi múi giờ, căng thẳng lo âu…), do bệnh (đau đầu, đau xương khớp, trầm cảm…), do dùng thuốc (corticoid, lợi tiểu, thuốc chứa cafein…), do tuổi tác (chu kỳ thức ngủ cũng thay đổi dần theo tuổi tác. Người

Thiếu ngủ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như mệt mỏi, uể oải trong ngày, dễ nóng giận, làm trí nhớ suy giảm, lão hóa sớm, gây trầm cảm, béo phì và tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng như: Tim mạch, đái tháo đường, ung thư…

Các thuốc trị mất ngủ

Các loại thuốc trị mất ngủ - Ảnh minh họa
Các loại thuốc trị mất ngủ - Ảnh minh họa

 

Nếu điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt… mà vẫn không cải thiện được tình trạng mất ngủ, có thể phải dùng tới thuốc điều trị. Các loại thuốc dùng trị mất ngủ hiện nay như:

Thuốc nhóm barbiturat: Có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, có nhiều chỉ định khác nhau. Tuỳ vào liều dùng, cách dùng, tuỳ trạng thái người bệnh và tuỳ loại barbiturat mà có tác dụng chống co giật, an thần, gây ngủ hoặc gây mê.

Các thuốc nhóm benzodiazepine: Có tác dụng rút ngắn thời gian đi vào giấc ngủ, giảm thời lượng giấc ngủ nông, tăng thời lượng giấc ngủ sâu… dùng trong điều trị mất ngủ kéo dài, đặc biệt là ở những đối tượng có hội chứng lo âu, hội chứng cai, co giật cơ… Tuy nhiên, không nên sử dụng thuốc ngủ benzodiazepine như một thứ thuốc thường quy trong đơn thuốc để trị bệnh này. Một số thuốc trong nhóm như: Nitrazepam, flunitrazepam, diazepam…

Cần lưu ý tất cả các thuốc benzodiazepin đều có thể gây ra hội chứng lệ thuộc thuốc. Để tránh hội chứng này chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, dùng đúng liều và thời gian qui định (không quá 10 ngày hay 2 tuần tùy loại). Khi đạt hiệu quả thì giảm liều dần (không giảm quá nhanh) rồi mới ngừng thuốc (không ngừng đột ngột). Không dùng các thuốc này cùng với rượu, thuốc giảm đau opiat, thuốc chống động kinh, thuốc tâm thần phân liệt hoặc phối hợp với các thuốc ngủ khác… sẽ làm tăng tác dụng bất lợi của thuốc, gây ra triệu chứng độc như dùng quá liều.

Hiện nay còn có một số thuốc ngủ thế hệ mới không có cấu trúc benzodiazepine, gọi chung là nhóm nonbenzodiazepin bao gồm: zolpidem, eszopiclon, zopiclon…

Thuốc nhóm barbiturat: Có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, có nhiều chỉ định khác nhau. Tuỳ vào liều dùng, cách dùng, tuỳ trạng thái người bệnh và tuỳ loại barbiturat mà có tác dụng chống co giật, an thần, gây ngủ hoặc gây mê.

An thần (liều thấp): Thuốc làm giảm lo lắng, bồn chồn, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Gây ngủ (liều trung bình): Barbiturat tạo ra giấc ngủ gần giống giấc ngủ sinh lý, làm cho giấc ngủ đến nhanh.

Melatonine: Đây là một hormon do tuyến yên tiết ra vào ban đêm theo nhịp ngày đêm và sự tiết hormon này được cho là duy trì nhịp thức ngủ bình thường của con người. Sự tiết melatonin của cơ thể giảm dần khi tuổi càng cao. Việc sử dụng melatonin chỉ tác dụng với những bệnh nhân có rối loạn về nhịp thức ngủ.

Thuốc đông y, thuốc có nguồn gốc thảo dược: Một số thuốc có nguồn gốc thảo dược như rotundin (được chiết xuất từ củ bình vôi) cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị mất ngủ. Tùy theo thực chứng hay hư chứng sẽ có bài thuốc, dạng thuốc sử dụng thích hợp. Các vị thuốc có tác dụng an thần thông thường trong đông y như: Táo nhân, bá tử nhân, lạc tiên, viễn chí, hạt sen, tâm sen, chu sa, thần sa... sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị mất ngủ. Khi sử dụng phải do thày thuốc kê đơn và hướng dẫn cách sử dụng sắc, uống phù hợp... Người bệnh cần tuân thủ mới đạt hiệu quả chữa bệnh và tránh những bất lợi cho người bệnh do thuốc gây ra.

Ngoài ra, trong trường hợp mất ngủ do dị ứng, ngứa có thể dùng thuốc kháng histamin thế hệ 1 như promethazin, alimemazin… Đây là thuốc chủ yếu dùng trong điều trị bệnh về dị ứng nhưng lại có tác dụng phụ gây buồn ngủ. Vì vậy trong những trường này dùng kháng histamin sẽ giải quyết được tình trạng dị ứng của người bệnh, lại giúp bệnh nhân ngủ được, tránh gãi). Tuy nhiên, thuốc có thể gây táo bón, khô miệng, nhìn mờ.

FDA cảnh báo sự cố hiếm gặp nhưng nghiêm trọng khi dùng thuốc ngủ kê đơn

Sử dụng thuốc ngủ kê đơn - Ảnh minh họa
Sử dụng thuốc ngủ kê đơn - Ảnh minh họa

 

Mới đây, cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho biết, cơ quan này đang yêu cầu một cảnh báo mới, ở vị trí nổi bật, đối với một số loại thuốc trị mất ngủ kê đơn để đảm bảo tốt hơn cho bệnh nhân và nhân viên y tế có được thông tin khi xem xét sử dụng các loại thuốc này.

Thực tế cho thấy, một số báo cáo về các trường hợp hiếm gặp sau khi dùng các loại thuốc này đã có những hành vi ngủ phức tạp như mộng du, lái xe khi ngủ và tham gia vào các hoạt động khác trong khi không hoàn toàn tỉnh táo… có thể gây thương tích nghiêm trọng và tử vong. Cảnh báo mới này sẽ được yêu cầu bổ sung đối với các thuốc eszopiclone, zaleplon và zolpidem… Hiện hàng triệu người Mỹ bị chứng mất ngủ và phải dựa vào các loại thuốc này để giúp họ ngủ ngon hơn vào ban đêm. Mặc dù những sự cố này rất hiếm, nhưng chúng rất nghiêm trọng và điều quan trọng là bệnh nhân và nhân viên y tế phải nhận thức được các rủi ro này. Bác sĩ Ned Sharpless (Ủy viên của FDA) cho biết, những sự cố này có thể xảy ra ngay sau khi dùng liều thuốc ngủ đầu tiên hoặc sau một thời gian điều trị dài hơn và có thể xảy ra ở những bệnh nhân không có tiền sử về những hành vi này và thậm chí ở liều khuyến cáo thấp nhất.

Ngoài cảnh báo trên, FDA cũng yêu cầu bổ sung thêm chống chỉ định, không sử dụng các loại thuốc ngủ này ở những bệnh nhân đã trải qua một giai đoạn hành vi giấc ngủ phức tạp trên sau khi dùng thuốc ngủ. Mối liên quan giữa các loại thuốc này và hành vi phức tạp của giấc ngủ đã được bao gồm trong nhãn, được cập nhật liên tục để lưu ý các vấn đề an toàn bổ sung khi chúng được xác định. Cảnh báo đóng hộp và chống chỉ định nhằm mục đích làm cho cảnh báo nổi bật hơn và phản ánh nguy cơ chấn thương và tử vong nghiêm trọng.

FDA cho biết, thuốc trị mất ngủ phải được phân phối với hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân, giải thích về lợi ích và cả rủi ro của thuốc. Người bệnh cần đọc kỹ các thông tin của thuốc trước khi sử dụng, vì thông tin có thể thay đổi.

 Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe không nên kê đơn eszopiclone, zaleplon hoặc zolpidem cho những bệnh nhân có tiền sử hành vi giấc ngủ phức tạp sau khi dùng các loại thuốc trị mất ngủ này. Bệnh nhân nên được thông báo về những nguy cơ hiếm gặp nhưng có thể gây chấn thương nghiêm trọng và tử vong. Người bệnh nên ngừng sử dụng các loại thuốc này và liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu họ thấy mình đã tham gia vào các hoạt động trong khi không hoàn toàn tỉnh táo hoặc nếu họ không nhớ các hoạt động được thực hiện trong khi dùng thuốc.

DS Thu Hương

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Thuốc biệt dược - 07/03/2024

Cabenuva, thuốc điều trị HIV dùng mỗi tháng một lần

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

Thuốc biệt dược - 01/02/2024

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

Thuốc biệt dược - 15/12/2023

WHO phát hiện siro ho, hỗn dịch nhiễm độc

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Thuốc biệt dược - 22/11/2023

Uống liền 60 viên paracetamol, cô gái ngộ độc nặng

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Thuốc biệt dược - 14/11/2023

Quá hạn liên thông đơn thuốc điện tử, nhiều cơ sở y tế vẫn thờ ơ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới