Lý do nhiều người chọn tiêm kết hợp 2 loại vắc xin Covid-19 khác nhau
Hầu hết các loại vắc xin Covid-19 được sử dụng hiện nay đều cần tiêm 2 mũi. Gần như tất cả mọi người trên thế giới lựa chọn tiêm 2 liều của cùng 1 loại vắc xin.
Nhưng điều đó đang thay đổi, vì ngày càng có nhiều quốc gia cho phép - và thậm chí, trong một số trường hợp, khuyến khích - tiêm mũi đầu tiên của một loại vắc xin và mũi thứ hai của một loại khác.
Ngày 22/6, Chính phủ Đức tiết lộ, Thủ tướng Angela Merkel, 66 tuổi, đã tiêm 2 loại vắc xin khác nhau, làm tăng thêm sự quan tâm ngày càng tăng đối với hình thức này.
Trong khi đó, một số quốc gia đã thử cách tiếp cận đó vì cần thiết, khi nguồn cung cấp một loại vắc xin cụ thể cạn.
ợi ích tiềm năng
Trộn vắc xin - các nhà khoa học gọi là “tăng nguyên tố dị hợp” - không phải là một ý tưởng mới. Giới nghiên cứu đã thử nghiệm điều này trong việc chống lại một số bệnh, bao gồm cả Ebola.
Từ lâu, các nhà chuyên môn đã đưa ra giả thuyết rằng việc cho mọi người sử dụng hai loại vắc xin hơi khác nhau có thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn. Lý do vì vắc xin kích thích các phần hơi khác nhau của hệ miễn dịch hoặc dạy hệ miễn dịch nhận ra các phần của virus xâm nhập.
Ngoài những lợi ích tiềm năng về miễn dịch học, việc kết hợp vắc xin cũng “mang lại sự linh hoạt cần thiết khi nguồn cung cấp vắc xin không đồng đều hoặc hạn chế”, Zhou Xing, nhà miễn dịch học tại Đại học McMaster ở Canada, cho biết.
Nhiều thử nghiệm lâm sàng hiện được tiến hành để xác định lợi ích, hạn chế của giải pháp này. Đại học Oxford (Anh) đang kết hợp các vắc xin khác nhau - bao gồm AstraZeneca, Pfizer, Moderna và Novavax trong thử nghiệm mang tên Com-Cov.
Các nhà khoa học Nga thử nghiệm kết hợp vắc xin Sputnik V và AstraZeneca.
Hầu hết các nghiên cứu vẫn đang ở giai đoạn đầu, nhưng một số đã đưa ra kết quả sơ bộ đầy hứa hẹn. Vào tháng 5, nhóm nghiên cứu ở Tây Ban Nha đã thông báo những người được tiêm một liều vắc xin AstraZeneca, sau đó là một liều vắc xin Pfizer, cho thấy phản ứng miễn dịch mạnh mẽ.
Độ an toàn
Dữ liệu sơ bộ từ nghiên cứu Com-Cov cho thấy việc kết hợp vắc xin có thể làm tăng tỷ lệ mắc các tác dụng phụ nhẹ và trung bình, bao gồm sốt, mệt mỏi và đau đầu.
Giải pháp trên có khả năng để lại một số bất lợi ngắn hạn mặc dù các tác dụng phụ có thể là dấu hiệu của phản ứng miễn dịch mạnh. Hầu hết các tác dụng phụ đều biến mất trong vòng 48 giờ.
Các nước đang áp dụng
Vương quốc Anh đã bắt đầu cho phép kết hợp vắc xin trong những ngày đầu triển khai chiến dịch chủng ngừa.
Đức, Canada, Thụy Điển, Pháp, Tây Ban Nha và Italia thông báo những người đã tiêm một liều vắc xin AstraZeneca có thể nhận liều vắc xin thứ 2 của hãng khác.
Để đối phó với việc chậm giao vắc xin AstraZeneca, Hàn Quốc tuần trước đã thông báo các nhân viên y tế có khả năng được tiêm liều thứ 2 của Pfizer.
Ban cố vấn vắc xin của Canada cũng nhận định vắc xin Pfizer và Moderna có thể được sử dụng thay thế cho nhau.
Trong khi đó, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) thận trọng hơn. FDA cho biết những người đã tiêm một liều Pfizer hoặc Moderna có thể nhận được liều thứ hai khác loại trong các tình huống ngoại lệ như khi không có sẵn vắc xin gốc.
An Yên (Theo New York Times)
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
TP.HCM gặp vướng trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế
Thuốc biệt dược - 16/08/2024
TP.HCM gặp vướng trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế
Bổ sung 15 chất mới vào danh mục chất ma túy
Thuốc biệt dược - 22/07/2024
Bổ sung 15 chất mới vào danh mục chất ma túy
Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho y tế cơ sở
Thuốc biệt dược - 17/07/2024
Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho y tế cơ sở
Bảo đảm đủ thuốc điều trị ARV cho người nhiễm HIV
Thuốc biệt dược - 20/06/2024
Bảo đảm đủ thuốc điều trị ARV cho người nhiễm HIV
Sửa đổi quy định về quản lý giá thuốc để đồng bộ các quy định hiện hành
Thuốc biệt dược - 20/06/2024
Sửa đổi quy định về quản lý giá thuốc để đồng bộ các quy định hiện hành