Những thông tin cần lưu ý về vắc xin Pfizer

Vắc-xin Pfizer sử dụng công nghệ mRNA, có hiệu quả trên 90%, được khuyên dùng cho những người từ 12 tuổi trở lên.
Ngày 31/12/2020, vắc xin Pfizer được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt cho nhu cầu tiêm chủng khẩn cấp. Tới nay, loại vắc xin trên được hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng. Hãng Pfizer dự kiến sản xuất 2,5 tỷ liều vắc xin trong năm 2021.

Vắc xin Pfizer dùng công nghệ mRNA được đánh giá có tính đột phá trong cuộc chiến chống Covid-19 và cả ung thư. Theo đó, vắc xin sử dụng mRNA xuất xứ từ phòng thí nghiệm để hướng dẫn các tế bào tạo ra các protein của virus corona, thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động.

null

Hiệu quả của vắc xin Pfizer

Dựa vào dữ liệu của các thử nghiệm lâm sàng và thực tế, vắc xin của Pfizer được chứng minh đạt hiệu quả 95% trong việc ngăn ngừa virus gây bệnh Covid-19 ở những người từ 16 tuổi trở lên. Phản ứng miễn dịch ở nhóm 12-15 tuổi cũng mạnh như nhóm 16-25 tuổi.

Vắc-xin cũng có hiệu quả cao trong các thử nghiệm lâm sàng giúp ngăn ngừa Covid-19 ở nhiều độ tuổi, giới tính, chủng tộc và dân tộc cũng như người có bệnh nền.

Các thí nghiệm gần đây cho thấy nếu tiêm đủ 2 mũi, vắc xin Pfizer có hiệu quả với các biến thể mới như Alpha, Delta.

Khuyến cáo liều dùng

Hiệu lực bảo vệ của vắc xin Pfizer bắt đầu 12 ngày sau liều đầu tiên. Nhưng để bảo vệ đầy đủ cần phải tiêm đủ 2 liều, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 21 - 28 ngày.

Tác dụng phụ có thể xảy ra

Trên cánh tay, nơi được tiêm có thể đau, mẩn đỏ, sưng tấy. Người tiêm có khả năng mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt, buồn nôn.

Các tác dụng phụ này xảy ra trong vòng 1 hoặc 2 ngày kể từ khi tiêm vắc xin. Đó là dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể đang tạo ra kháng thể. Các biểu hiện đó sẽ biến mất trong vòng vài ngày.

Đối tượng có thể tiêm vắc xin

Vắc xin Pfizer an toàn và hiệu quả ở những người có nhiều bệnh lý nền liên quan tới việc tăng nguy cơ mắc bệnh nặng.

Các bệnh nền bao gồm tăng huyết áp, đái tháo đường, hen phế quản, bệnh phổi, gan, thận cũng như các bệnh truyền nhiễm mạn tính đã ổn định và được kiểm soát.

Những người bị suy giảm miễn dịch có thể tiêm chủng sau khi được cung cấp thông tin và tư vấn.

Có thể tiêm chủng vắc xin cho người từng mắc Covid-19. Tuy nhiên, do nguồn cung vắc xin hạn chế nên những người này có thể hoãn tiêm phòng khoảng 6 tháng kể từ thời gian bị nhiễm virus SARS-CoV-2.

Hiệu quả vắc xin được đánh giá là tương tự ở phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú như với người trưởng thành khác. WHO không khuyến cáo dừng cho con bú sữa mẹ vì lý do tiêm phòng Covid-19.

Đối tượng không nên tiêm vắc xin

- Những người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin ngừa Covid-19 mRNA. 

- Những người có phản ứng dị ứng nghiêm trọng (cần chăm sóc y tế) hoặc tức thì (phát ban, sưng tấy, thở khò khè) sau khi tiêm liều đầu tiên thì không nên tiêm liều thứ hai.

An Yên (Theo WHO, CDC

Đọc tiếp cùng chuyên mục

TP.HCM gặp vướng trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế

TP.HCM gặp vướng trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế

Thuốc biệt dược - 16/08/2024

TP.HCM gặp vướng trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế

Bổ sung 15 chất mới vào danh mục chất ma túy

Bổ sung 15 chất mới vào danh mục chất ma túy

Thuốc biệt dược - 22/07/2024

Bổ sung 15 chất mới vào danh mục chất ma túy

Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho y tế cơ sở

Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho y tế cơ sở

Thuốc biệt dược - 17/07/2024

Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho y tế cơ sở

Bảo đảm đủ thuốc điều trị ARV cho người nhiễm HIV

Bảo đảm đủ thuốc điều trị ARV cho người nhiễm HIV

Thuốc biệt dược - 20/06/2024

Bảo đảm đủ thuốc điều trị ARV cho người nhiễm HIV

Sửa đổi quy định về quản lý giá thuốc để đồng bộ các quy định hiện hành

Sửa đổi quy định về quản lý giá thuốc để đồng bộ các quy định hiện hành

Thuốc biệt dược - 20/06/2024

Sửa đổi quy định về quản lý giá thuốc để đồng bộ các quy định hiện hành

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới