Trẻ mắc Covid-19 sốt cao, quấy khóc có được dùng thuốc ngủ?

Bác sĩ Nguyên nhấn mạnh không bao giờ được dùng thuốc ngủ cho trẻ, mà cần tìm nguyên nhân dẫn đến việc trẻ đau đầu, khó ngủ để giải quyết.

Số trẻ nhỏ mắc tăng vọt cùng với tốc độ lây nhiễm biến chủng Omicron trong cộng đồng khiến nhiều gia đình rơi vào tình trạng cả nhà F0 lại thêm stress khi chăm trẻ sốt cao, quấy khóc…

Bác sỹ cảnh báo một số sai lầm của cha mẹ khi chăm sóc các bé F0 tại nhà.

Trẻ mắc Covid-19 sốt cao, quấy khóc có được dùng thuốc ngủ?

Thời gian gần đây, trẻ nhiễm Covid-19 phải nhập viện tăng đột biến
Thời gian gần đây, trẻ nhiễm Covid-19 phải nhập viện tăng đột biến

 

Trẻ co giật, suy hô hấp nhập viện tăng đột biến

Bác sĩ Nguyễn Thành Lê, Phó trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, những ngày gần đây, số lượng trẻ mắc Covid-19 nhập viện tăng đột biến. Nếu như trước đây chỉ lẻ tẻ vài ca trẻ em phải nhập viện, gần đây có ngày cao điểm hơn 20 bệnh nhi được chuyển vào khoa để điều trị.

Các bệnh nhi đến đây hầu như thuộc phân tầng 2, đã cần sự can thiệp của y tế. Đa phần nhập viện với các triệu chứng sốt cao liên tục, li bì, bỏ ăn, bỏ bú, co giật, một số trẻ suy hô hấp…

Cũng theo bác sĩ Lê, tỷ lệ diễn biến nặng ở trẻ mắc Covid-19 thấp hơn so với người lớn. Tuy nhiên, số lượng ca mắc trong cộng đồng tăng sẽ kéo số trẻ diễn biến nặng tăng lên. Đáng ngại khi một số trẻ mắc Covid-19 có bệnh nền như các bệnh về thận, huyết học, cơ địa béo phì… có thể diễn biến nặng hơn.

Không lơ là các triệu chứng ngoài Covid-19

PGS. TS. BS. Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Trưởng phòng khám Covid-19, BV Nhi đồng TP.HCM cho biết "đặc tính của chủng Omicron tập trung viêm hô hấp trên, do vậy phần lớn trẻ mắc Covid-19 khởi đầu đều có triệu chứng sốt siêu vi, sốt nhẹ ớn lạnh đau cơ, đau đầu; nghẹt mũi, đau rát họng…“

Hiện vẫn cần thêm các nghiên cứu, nhưng theo quan điểm cá nhân của tôi, trẻ nhiễm Omicron nhẹ hơn nhiều so với Delta.
Cha mẹ chỉ nên cho trẻ khám hậu Covid-19 khi có những tổn thương thực thể như viêm phổi sau khi nằm viện, còn thở nhanh, ho nhiều, đau tức ngực…
Tăng đông máu ít xảy ra với trẻ nhiễm Covid-19 nhưng vẫn có và kéo dài, có thể có tắc mạch phù chi, nặng hơn yếu liệt chi, yếu liệt thần kinh trung ương; hoặc trẻ ho kéo dài, mất tập trung học tập… sau 3 tháng khỏi bệnh. BS. Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Trưởng phòng khám Covid-19, BV Nhi đồng TP.HCM


Bên cạnh đó, ghi nhận một số trẻ khàn tiếng, thở rít viêm thanh quản…

Theo bác sĩ Nguyên, với các chủng trước đây, thời gian ủ bệnh Covid-19 thường 4-5 ngày, nhưng với chủng Omicron chỉ sau 2-3 ngày nhiễm là đã xuất hiện triệu chứng lâm sàng.

“Dù Omicron lây lan nhanh nhưng tỷ lệ nặng và tử vong không cao. Thời gian 7-10 ngày mà trẻ không còn triệu chứng thì hồi phục bình thường”, BS. Nguyên nói.

Tuy nhiên, không vì thế mà cha mẹ được chủ quan và cần đặc biệt lưu ý một số dấu hiệu nhóm trở nặng.

Bác sĩ Nguyên lưu ý các nhóm trẻ cần quan sát và chăm sóc đặc biệt gồm trẻ có tổn thương phổi, thở nhanh, khó thở, đau nặng ngực SpO2 (nồng độ ôxy trong máu) dưới 96%…

Nhóm thứ 2 là nhóm trẻ có bệnh nền. Thực tế, chúng tôi ghi nhận ở nhóm này, bệnh Coivd-19 không nặng nhưng bệnh nền nặng. Có trẻ cha mẹ giữ ở nhà đến mức trẻ thiếu máu nặng mới cho nhập viện.

Chính vì vậy, ngoài triệu chứng Covid-19, cha mẹ phải theo dõi kỹ các bệnh khác vốn có hoặc trẻ có thể nhiễm, như tay chân miệng, sốt xuất huyết…

Khi trẻ sốt 2- 3 ngày trở lên, li bì, không ăn uống, không chơi, nôn ói, co giật hay vì bất kỳ lý do gì, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay”, BS. Nguyên khuyến cáo.

Cẩn trọng với kháng sinh, kháng viêm, kẽm

Cảnh báo về việc nhiều gia đình mua thuốc theo hướng dẫn của nhà thuốc hoặc đơn thuốc online “rỉ tai” gây nguy hại cho trẻ, BS. Nguyên phân tích: “Nhiều toa thuốc kê kháng sinh, kháng viêm, kháng đông, vitamin D, kẽm… Trong đó, rất nhiều loại có liều lượng cao, kéo dài, trong khi trẻ bị nhiễm và điều trị Covid-19 trong thời gian ngắn.

“Chỉ định thuốc cần đúng đối tượng, đúng thời điểm, kháng viêm khi tổn thương phổi, kháng sinh khi có nhiễm trùng… Khi trẻ mới có triệu chứng đã dùng sẽ rất nguy hại”, BS. Nguyên nhấn mạnh.

Ông chia sẻ, nhiều bố mẹ quá xót khi thấy con đau đầu, không ngủ được, la khóc… thường nhờ bác sĩ kê thuốc nào giúp trẻ ngủ được.

Bác sĩ Nguyên nhấn mạnh không bao giờ được dùng thuốc ngủ cho trẻ, mà cần tìm nguyên nhân dẫn đến việc trẻ đau đầu, khó ngủ để giải quyết. Ví như trẻ đau đầu, đau cơ, xung huyết mũi… việc đầu tiên là cha mẹ nên sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt paracetamol theo đúng liều lượng hướng dẫn.

Nếu nghẹt thì nhỏ mũi, làm thông thoáng đường thở; trẻ nhiều đờm khó thở thì phải uống nhiều nước, dùng thuốc loãng đờm; không để trẻ nóng quá, hoặc lạnh quá khi ngủ…

“Tuyệt đối không nên cho trẻ xông họng, mũi hay toàn thân. Tôi từng thấy hình ảnh người phụ nữ bế con ngồi bên nồi nước xông nghi ngút khói. Hiện chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy việc xông hơi diệt virus SARS-CoV2, trong khi nguy cơ bỏng đối với trẻ là hiện hữu”, bác sĩ khuyến cáo.

Ông Nguyên cho biết thêm, hậu Covid-19 ở trẻ khác người lớn, ngoài viêm đa cơ quan MIS-C, các biểu hiệu khác không nặng, thường thuyên giảm và ngưng sau 2 -3 tháng. Do vậy, cha mẹ không quá lo lắng.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

TP.HCM gặp vướng trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế

TP.HCM gặp vướng trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế

Thuốc biệt dược - 16/08/2024

TP.HCM gặp vướng trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế

Bổ sung 15 chất mới vào danh mục chất ma túy

Bổ sung 15 chất mới vào danh mục chất ma túy

Thuốc biệt dược - 22/07/2024

Bổ sung 15 chất mới vào danh mục chất ma túy

Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho y tế cơ sở

Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho y tế cơ sở

Thuốc biệt dược - 17/07/2024

Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho y tế cơ sở

Bảo đảm đủ thuốc điều trị ARV cho người nhiễm HIV

Bảo đảm đủ thuốc điều trị ARV cho người nhiễm HIV

Thuốc biệt dược - 20/06/2024

Bảo đảm đủ thuốc điều trị ARV cho người nhiễm HIV

Sửa đổi quy định về quản lý giá thuốc để đồng bộ các quy định hiện hành

Sửa đổi quy định về quản lý giá thuốc để đồng bộ các quy định hiện hành

Thuốc biệt dược - 20/06/2024

Sửa đổi quy định về quản lý giá thuốc để đồng bộ các quy định hiện hành

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới