Vắc xin Covid-19 hiệu quả thực tế tốt hơn thử nghiệm rất nhiều
Hàng chục nghìn người đã được tiêm vắc xin Covid-19 trong các thử nghiệm lâm sàng. Theo đó, Pfizer làm giảm 95% nguy cơ nhiễm Covid-19, trong khi Moderna có hiệu quả là 94,5%. Trong khi đó, tiêm một liều của Johnson & Johnson giảm 72% nguy cơ lây nhiễm ở những người tham gia.
Nhưng rất khó để so sánh 3 loại vắc xin vì các thử nghiệm diễn ra ở những giai đoạn khác nhau của đại dịch và ở những khu vực khác nhau.
Giờ đây, các khảo sát trong thực tế đưa ra một bức tranh rõ ràng hơn về việc vắc xin hoạt động ra sao khi đối mặt với các biến thể mới.
Theo đó, vắc xin của Pfizer và Moderna dường như hiệu quả trong cuộc sống thực.
Theo báo cáo mới từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, 2 mũi tiêm vắc xin làm giảm 94% nguy cơ mắc bệnh của 500.000 nhân viên y tế đã được tiêm chủng đầy đủ. Trong khi đó, hiệu quả sau 1 liều của Pfizer và Moderna là 80%.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, mũi tiêm của Johnson & Johnson có hiệu quả 76% (thử nghiệm lâm sàng là 74%).
Trong khảo sát 1.800 bệnh nhân từ tháng 2 tới tháng 4, chỉ có 3 người dương tính SARS-CoV-2 sau khi tiêm vắc xin 15 ngày.
Cả ba loại vắc xin đã chứng minh được hiệu quả đến mức CDC công bố những người Mỹ hoàn thành việc tiêm chủng có thể tham gia vào mọi hoạt động mà không cần đeo khẩu trang hoặc giãn cách.
Vắc xin hiệu quả với các biến thể
Khi các biến thể của SARS-CoV-2 bắt đầu lan rộng vào tháng 12, một số nhà khoa học lo ngại vắc xin Pfizer hoặc Moderna sẽ không hiệu quả như giai đoạn xuân - hè. Đó là vì các thử nghiệm giai đoạn cuối của những công ty này diễn ra từ tháng 7 đến tháng 11/2020, khi các biến thể chưa phổ biến.
Ngược lại, thử nghiệm giai đoạn cuối của Johnson & Johnson diễn ra muộn hơn, từ tháng 9/2020 đến tháng 1/2021.
Nhưng nghiên cứu quy mô lớn với sự tham gia của những người tiêm Pfizer ở Israel cho thấy, các biến thể mới không làm giảm hiệu quả của vắc xin. Từ tháng 1 đến tháng 3, Bộ Y tế nước này đã thu thập dữ liệu từ hàng triệu người đã tiêm vắc xin Pfizer. Vào thời điểm đó, B.1.1.7, biến thể dễ lây lan hơn được phát hiện lần đầu tiên ở Anh, là chủng virus nổi trội ở Israel.
Vắc xin Pfizer cũng hoạt động tốt với các biến thể ở Qatar. Những người dân nước này đã được tiêm đủ 2 mũi Pfizer có nguy cơ mắc Covid-19 do biến thể B.1.351 gây ra thấp hơn 75% so với những người chưa tiêm. Con số tương tự với biến thể B.1.1.7 là 90%.
Vắc xin Covid-19 thường gây ra các phản ứng phụ nhẹ, tồn tại trong thời gian ngắn cả trong và ngoài thử nghiệm lâm sàng. Nhưng các thống kê cho thấy, tác dụng phụ của Pfizer trong tiêm thực tế ít hơn thử nghiệm.
Khoảng 63% người tham gia thử nghiệm lâm sàng của Pfizer bị mệt mỏi, 55% đau đầu và 38% đau cơ.
Nhưng trong 28.000 người tiêm Pfizer ngoài thực tế, chưa tới 15% mệt mỏi sau liều đầu tiên hoặc thứ hai. Dưới 14% bị đau đầu và 5% đau cơ sau khi dùng liều đầu tiên hoặc thứ hai.
An Yên (Theo Business Insider)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
TP.HCM gặp vướng trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế
Thuốc biệt dược - 16/08/2024
TP.HCM gặp vướng trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế
Bổ sung 15 chất mới vào danh mục chất ma túy
Thuốc biệt dược - 22/07/2024
Bổ sung 15 chất mới vào danh mục chất ma túy
Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho y tế cơ sở
Thuốc biệt dược - 17/07/2024
Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho y tế cơ sở
Bảo đảm đủ thuốc điều trị ARV cho người nhiễm HIV
Thuốc biệt dược - 20/06/2024
Bảo đảm đủ thuốc điều trị ARV cho người nhiễm HIV
Sửa đổi quy định về quản lý giá thuốc để đồng bộ các quy định hiện hành
Thuốc biệt dược - 20/06/2024
Sửa đổi quy định về quản lý giá thuốc để đồng bộ các quy định hiện hành