Các bác sĩ trẻ Ấn Độ cảm thấy bị phản bội trong dịch Covid-19
Kể từ đầu tuần, bác sĩ Siddharth Tara, Bệnh viện Hindu Rao ở New Delhi, bị sốt và đau đầu dai dẳng. Anh đã đi xét nghiệm SARS-CoV-2 nhưng chưa nhận được kết quả.
Bệnh viện của Tara quá tải và thiếu nhân viên, muốn anh tiếp tục làm việc cho đến khi phòng thí nghiệm gửi kết quả xét nghiệm của anh.
Một nhân viên xã hội nghỉ ngơi sau khi đưa thi thể một người chết vì Covid đi chôn cất tại Gauhati, Ấn Độ.
Ngày 27/4, Ấn Độ ghi nhận hơn 320.000 trường hợp nhiễm mới, nâng tổng số bệnh nhân lên hơn 17,6 triệu người tính từ đầu dịch. Bộ Y tế nước này cũng thông báo có 2.771 ca tử vong khác trong 24 giờ qua. Các chuyên gia cho rằng những con số này có thể chưa phản ánh đúng thực tế.
“Tôi không thể thở được. Trên thực tế, tôi có nhiều triệu chứng hơn bệnh nhân của mình. Tại sao họ có thể bắt tôi làm việc?”, Tara bức xúc.
Những thách thức mà Ấn Độ phải đối mặt hiện nay, khi các ca bệnh tăng nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, đang gia tăng bởi hệ thống y tế yếu kém của nước này.
Có 541 trường y tế ở Ấn Độ với 36.000 sinh viên y sau đại học. Theo thống kê của các hiệp hội bác sĩ, lực lượng này chiếm đa số tại bất kỳ bệnh viện công nào. Trong hơn một năm qua, họ phải chịu khối lượng công việc khổng lồ, thiếu lương, tiếp xúc với virus và bỏ bê học tập.
Tại 5 bang đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt dịch mới, các bác sĩ sau đại học đã tổ chức các cuộc biểu tình. Họ phản đối những gì họ coi là thái độ nhẫn tâm đối với các sinh viên. Họ đã kêu gọi nhà chức trách chuẩn bị cho đợt thứ hai nhưng bị phớt lờ.
Jignesh Gengadiya, 26 tuổi, sinh viên y khoa sau đại học, biết rằng anh sẽ làm việc 24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần. Nhưng anh không ngờ mình lại là bác sĩ duy nhất chăm sóc 80 bệnh nhân trong đó có 20 người bệnh nặng.
“Bệnh nhân trong Khu Hồi sức cấp cứu cần được theo dõi liên tục. Nếu có 2 người cùng nguy kịch, tôi sẽ chăm cho ai?”, Gengadiya hỏi.
Bệnh viện Hindu Rao, nơi Tara làm việc, là nơi phản ánh rõ nét tình hình thảm khốc của đất nước. Cơ sở này đã tăng số giường cho bệnh nhân, nhưng không thuê thêm bác sĩ nào, khiến khối lượng công việc tăng gấp bốn. Mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn khi các bác sĩ cấp cao từ chối điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19.
“Tôi hiểu rằng các bác sĩ cao tuổi hơn dễ bị nhiễm virus hơn. Nhưng như chúng ta đã thấy trong đợt này, virus ảnh hưởng đến người già và người trẻ như nhau”, Tara, người bị bệnh hen suyễn nhưng vẫn điều trị cho bệnh nhân Covid-19, cho biết.
Số lượng nhân viên cũng đang giảm, khi sinh viên có kết quả dương tính ở mức báo động. Gần 75% sinh viên y khoa sau đại học trong Khoa Phẫu thuật có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào tháng trước.
Tara, thành viên của hiệp hội bác sĩ sau đại học tại Hindu Rao, cho biết họ nhận lương trễ hai tháng.
Mặc dù Bệnh viện Hindu Rao không tuyển thêm người trong đợt dịch thứ hai, các bác sĩ từ những bệnh viện gần đó đã tạm thời được luân chuyển để giải quyết khối lượng công việc tăng lên.
Bệnh viện Sassoon cho biết họ sẽ tuyển 66 bác sĩ để nâng cao năng lực và trong tháng này đã tăng số giường cho bệnh nhân Covid-19 từ 525 lên 700. Nhưng hiện tại, họ mới có thêm 11 bác sĩ.
Trong tháng trước, 80 trong số 450 sinh viên sau đại học làm việc tại bệnh viện đã có kết quả dương tính, nhưng họ chỉ được nghỉ tối đa 7 ngày.
Tại một trường y ở thành phố Surat, các sinh viên cho biết họ không thể đi học. Bệnh viện đã tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 từ tháng 3 năm ngoái. Các sinh viên hầu như dành toàn bộ thời gian để chăm sóc người bệnh. Thành phố hiện có hơn 2.000 trường hợp mắc và 22 ca tử vong mỗi ngày.
Việc phải tập trung cao độ vào đại dịch khiến nhiều sinh viên y lo lắng về tương lai của mình.
Sinh viên học trở thành bác sĩ phẫu thuật không biết cách cắt bỏ ruột thừa, các bác sĩ chuyên khoa phổi chưa biết gì về ung thư phổi và các nhà hóa sinh tương lai đang dành toàn bộ thời gian để làm các xét nghiệm PCR.
An Yên (Theo AP)
https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/cac-bac-si-tre-cam-thay-bi-phan-boi-khi-lam-tinh-nguyen-trong-dich-covid-19-731250.html
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam có bị ảnh hưởng?
Tin quốc tế - 09/05/2024
AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam có bị ảnh hưởng?
Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài
Tin quốc tế - 24/10/2023
Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài
Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình
Tin quốc tế - 06/10/2023
Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình
WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu
Tin quốc tế - 12/05/2023
WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu
WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao
Tin quốc tế - 05/04/2023
WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao