Hơn 2 triệu người đã chết do Covid-19

Hơn 2 triệu người trên thế giới đã chết vì Covid-19, cao hơn dân số bang Nebraska, Mỹ, gần bằng dân số nước Slovenia.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận số ca tử vong trên toàn cầu vượt hai triệu chỉ hơn một năm sau khi nCoV được phát hiện lần đầu ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, vào tháng 12/2020. Ban đầu, mất hơn 9 tháng để số người chết lên một triệu vào cuối tháng 9/2020 - "một cột mốc đau đớn", theo Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres. Số người chết về sau ngày càng tăng nhanh. Chỉ trong vòng hơn ba tháng sau, Covid-19 cướp đi sinh mạng của một triệu người khác.

Khi lan rộng, nCoV tiếp tục biến đổi. Một số biến thể xuất hiện tại hơn 50 quốc gia đang được nghiên cứu khẩn cấp vì chúng có khả năng lây nhiễm cao hơn. Biến thể mới phát hiện ở Anh vào cuối năm 2020 là nguyên nhân khiến số người mắc Covid-19 nhập viện tăng vọt tại nước này. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết biến thể từ Anh hiện đã được phát hiện ở 22 quốc gia châu Âu và kêu gọi các chính phủ tiếp tục thắt chặt hạn chế để đối phó đại dịch.

Ngay cả trước khi các biến thể mới xuất hiện, số người chết ở Mỹ đã cao hơn tất cả quốc gia khác, với gần 400.000 trường hợp tử vong. Tốc độ lây lan không có dấu hiệu chậm lại khi hiện Mỹ ghi nhận trung bình 240.000 ca mắc mới mỗi ngày. Tổng thống đắc cử Joe Biden cam kết sẽ triển khai 100 triệu liều vaccine trong 100 ngày đầu cầm quyền. Trong năm 2020, nước Mỹ bị chia rẽ với hàng loạt tranh cãi về nhiều vấn đề. Ngay cả việc đeo khẩu trang cũng trở thành vấn đề chính trị.

Đám tang một bệnh nhân Covid-19 tại Indonesia hôm 11/1. Ảnh: NY Times
Đám tang một bệnh nhân Covid-19 tại Indonesia hôm 11/1. Ảnh: NY Times

Việc triển khai tiêm chủng ở nhiều quốc gia gặp phải các vấn đề về hậu cần, nguồn cung vaccine không đủ hoặc phân phối không đều, thủ tục hành chính, khiến việc tiếp cận vaccine của người dân bị chậm lại.

Israel có tốc độ tiêm chủng nhanh nhất với khoảng ¼ dân số, tương đương 9 triệu người, được tiêm vaccine chỉ trong một tháng. Anh đang tăng tốc với hơn 3 triệu người đã được tiêm ít nhất một liều vaccine. Italy đã tiến hành tiêm một triệu liều.

Đến nay, không có bằng chứng cho thấy biến thể nào làm giảm hiệu quả của vaccine. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo không được lơ là vì virus vẫn tiếp tục biến đổi. Ở các quốc gia dịch bệnh đã được kiểm soát, nhà chức trách duy trì những biện pháp để ngăn chặn nguy cơ dịch bùng phát trở lại.

Nhóm chuyên gia WHO đã đến Trung Quốc trong tuần này để tìm hiểu nguồn gốc của virus và làm cách nào nó có thể lây từ động vật sang người. Nguồn gốc của nCoV chỉ là một trong nhiều bí ẩn về virus đã lây nhiễm cho gần 100 triệu người và có thể nhiều hơn nữa trong thời gian tới.

Mai Dung (Theo New York Times)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài

Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài

Tin quốc tế - 24/10/2023

Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài

Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình

Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình

Tin quốc tế - 06/10/2023

Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình

WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

Tin quốc tế - 12/05/2023

WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao

WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao

Tin quốc tế - 05/04/2023

WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao

Nhật Bản có ca tử vong đầu tiên do viêm gan cấp chưa rõ nguyên nhân

Nhật Bản có ca tử vong đầu tiên do viêm gan cấp chưa rõ nguyên nhân

Tin quốc tế - 05/04/2023

Nhật Bản có ca tử vong đầu tiên do viêm gan cấp chưa rõ nguyên nhân

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới