Mất 7 năm để thế giới trở lại bình thường

Theo VnExpress 10:31 08/02/2021 - Tin quốc tế
“Khi nào đại dịch sẽ kết thúc?” là câu hỏi thường trực kể từ khi Covid-19 bắt đầu càn quét toàn cầu. Câu trả lời có thể nằm ở vaccine.

Hãng tin Bloomberg xây dựng hệ thống dữ liệu lớn nhất thế giới về tiến độ tiêm chủng trên toàn cầu. Thống kê cho thấy 108 triệu liều vaccine đã được sử dụng. Các chuyên gia như Tiến sĩ dịch tễ người Mỹ Anthony Fauci nhận định cần có 70% đến 85% dân số thế giới được tiêm phòng để mọi thứ trở lại bình thường.

Công cụ theo dõi của Bloomberg cho thấy một số quốc gia đang triển khai vaccine nhanh hơn các nước khác, hướng tới mục tiêu chủng ngừa hai liều cho 75% dân số trong nước. Israel dẫn đầu thế giới về tốc độ tiêm chủng, dự định hoàn thành mục tiêu trên trong 2 tháng. Mỹ có thể về đích khi bước sang năm 2022. Trong bối cảnh việc tiêm phòng mới được triển khai chủ yếu tại các nước phương Tây, với tiến độ hiện nay, toàn thế giới sẽ mất 7,4 năm hoàn thành tiến độ đề ra.

Phương thức tính toán của Bloomberg cung cấp dự báo trong tương lai, dựa trên số vaccine trung bình được triển khai. Khi càng nhiều người tiêm phòng, thời gian để thế giới chạm mốc 75% sẽ rút ngắn. Tính toán có thể thay đổi bất chợt, nhất là trong giai đoạn đầu và các con số cũng biến đổi nếu có các yếu tố làm gián đoạn tạm thời.

Ruy băng đỏ được đặt trên những chiếc ghế để duy trì giãn cách xã hội trước trận đấu bóng đá ở Leipzig, Đức. Ảnh: AFP.
Ruy băng đỏ được đặt trên những chiếc ghế để duy trì giãn cách xã hội trước trận đấu bóng đá ở Leipzig, Đức. Ảnh: AFP.

Ví dụ, thời gian đạt chỉ tiêu dự kiến của New York bị đẩy lên tới 17 tháng, sau khi một trận bão tuyết cản trở người dân đi tiêm phòng. Tương tự, tỷ lệ tiêm chủng của Canada giảm một nửa do vận chuyển vaccine bị chậm trễ. Dựa trên số liệu gần đây nhất, Canada sẽ mất 9,7 năm để hoàn tất chỉ tiêu. Tuy nhiên, nước này đã đặt hàng thêm và tỷ lệ tiêm phòng dự tính cũng tăng lên.

Tiến độ sẽ được đẩy nhanh khi có nhiều vaccine hơn. Một trong những cơ sở điều chế vaccine lớn nhất thế giới ở Ấn Độ và Mexico chỉ vừa mới bắt tay vào sản xuất. Hơn 8,5 tỉ liều vaccine được đặt mua trên toàn cầu. Một phần ba số nước bắt đầu thực hiện chiến dịch tiêm chủng.

Vaccine Covid-19 phát huy hiệu quả sau khi tiêm vài tuần. Nếu chỉ số ít được bảo vệ, virus vẫn có thể lây lan. Vaccine giúp củng cố miễn dịch cộng đồng và ngăn chặn các đợt dịch bùng phát. Các vaccine đang được sử dụng hiện nay bao gồm 2 liều tiêm và Bloomberg bám vào yếu tố này để thực hiện phép tính.

Vaccine một liều của Johnson & Johnson mới đây cho thấy kết quả khả quan trong cuộc thử nghiệm lớn. Nếu công trình được phê duyệt, Bloomberg sẽ điều chỉnh số lượt tiêm cần thiết tương ứng với thị phần của loại vaccine này ở mỗi quốc gia. Vaccine của Johnson & Johnson chưa được cấp phép sử dụng cho trẻ nhỏ và vẫn trong giai đoạn nghiên cứu trên nhóm này.

Một yếu tố Bloomberg không theo dõi là miễn dịch tự nhiên ở những bệnh nhân Covid-19 đã hồi phục. Những nơi có nhiều ca mắc có thể đặt chỉ tiêu tiêm phòng thấp hơn. Có bằng chứng cho thấy người khỏi bệnh phát triển miễn dịch tự nhiên ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, khả năng bảo vệ cao tới đâu và kéo dài tới khi nào còn chưa rõ. Vì vậy, người bệnh Covid-19 dù bình phục vẫn nên tiêm phòng.

Mai Dung (Theo Japan Times)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam có bị ảnh hưởng?

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam có bị ảnh hưởng?

Tin quốc tế - 09/05/2024

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam có bị ảnh hưởng?

Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài

Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài

Tin quốc tế - 24/10/2023

Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài

Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình

Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình

Tin quốc tế - 06/10/2023

Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình

WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

Tin quốc tế - 12/05/2023

WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao

WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao

Tin quốc tế - 05/04/2023

WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới