Người Nhật đẻ ít nhất trong 120 năm

Theo VnExpress 04:13 05/01/2021 - Tin quốc tế
NHẬT BẢN - Nhật có 848.000 ca sinh trong năm 2020, ít hơn so với năm 2019 và thấp nhất kể từ lần thu thập dữ liệu gần nhất trong vòng 120 năm qua.

Số trẻ em chào đời trong năm 2021 dự kiến dưới 800.000, do nhiều gia đình lo sợ lây nhiễm Covid-19 khi đến bệnh viện khám thai và áp lực tài chính.

Năm 2019, lần đầu tiên số trẻ sơ sinh tại Nhật Bản thấp dưới 900.000, trở thành mối lo ngại của chính phủ. Theo Viện Nghiên cứu Nhật Bản, tình hình có thể còn tồi tệ hơn trong năm 2021, phần lớn do ảnh hưởng của đại dịch. Thực trạng này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về cuộc khủng hoảng nhân khẩu học trầm trọng của Nhật.

Năm 2017, các nhà nghiên cứu tại Đại học Tohoku đã tính toán nếu giữ nguyên tốc độ suy giảm dân số hiện tại, người Nhật sẽ tuyệt chủng vào tháng 8 năm 3766.

Yoko Tsukamoto, giáo sư khoa nhiễm trùng tại Đại học Khoa học Sức khỏe Hokkaido, nhận định: "Rõ ràng là trong năm 2020 có hàng loạt lý do khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn nhiều so với trước đây. Nhưng về cơ bản, việc người Nhật ngại đẻ xuất phát từ nỗi sợ hãi và vấn đề tài chính".

"Người dân xem tin tức về đại dịch. Họ biết người nhiễm virus đang được điều trị trong bệnh viện. Họ sợ mang thai vì sẽ phải thường xuyên đến phòng khám sản phụ khoa. Họ được nghe những chuyện xảy ra với người mắc bệnh và sợ điều tương tự sẽ ập đến với mình", bà nói thêm.

Vấn đề khác là kinh tế. Dù nỗi lo cơm áo gạo tiền vốn là câu chuyện muôn thuở của các cặp vợ chồng trẻ, trong năm nay, chúng trở nên trầm trọng hơn bởi nhiều người bị mất việc, giảm lương do Covid-19.

Noriko Hama, giáo sư kinh tế tại Đại học Doshisha, Kyoto, cho biết hầu hết các cặp vợ chồng trẻ quyết định rằng đây không phải thời điểm thích hợp để sinh con.

Trẻ em Nhật Bản mặc Yukata trong lễ hội mùa hè. Ảnh: Medium
Trẻ em Nhật Bản mặc Yukata trong lễ hội mùa hè. Ảnh: Medium

"Đó chắc chắn là bước ngoặt lớn và mọi người đang sợ hãi. Nếu họ vốn đã gặp áp lực tài chính vào năm ngoái, việc có con giữa đại dịch sẽ càng khiên cưỡng hơn", bà nói.

Bà Hama chỉ ra rằng những gia đình trì hoãn sinh đẻ chắc chắn sẽ ít khả năng có thêm con thứ hai hay ba trong tương lai. Đây được coi là hệ quả lâu dài, "quả bom nổ chậm" của đại dịch.

Theo thống kê của chính phủ, năm 2019, Nhật Bản có 126,17 triệu dân, giảm so với mức đỉnh là 128 triệu của một thập kỷ trước. Một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Lancet trước Covid-19 dự đoán tổng số dân của đất nước này sẽ giảm xuống còn 53 triệu người vào cuối thế kỷ 21.

Trong 20 năm qua, người Nhật lựa chọn kết hôn muộn và sinh ít con, chủ yếu do áp lực tài chính. Trong khi đó, tiến bộ công nghệ và lĩnh vực chăm sóc sức khỏe khiến họ sống lâu hơn bao giờ hết.

Tuổi thọ trung bình của nước này hiện là 84,1. Số lượng lớn người cao tuổi cần có lương hưu và nhân viên chăm sóc dài hạn, song ngày càng ít người trẻ lựa chọn ngành nghề này.

Chính phủ kế nhiệm đã đưa ra nhiều đề xuất giải quyết tình trạng sụt giảm dân số. Luật mới của Nhật Bản cho phép đàn ông được nghỉ thai sản cùng người vợ và nhận thêm hỗ trợ tài chính. Ở cấp địa phương, các thị trấn khuyến khích các cặp vợ chồng lưu trú bằng việc cung cấp xe hơi, nhà ở. Tuy nhiên, người trẻ vẫn chuyển đến các thành phố lớn để tìm kiếm cơ hội việc làm.

Giáo sư Hama cho biết nhiều cặp vợ chồng Nhật Bản mong muốn có con, song áp lực tài chính quá lớn, đặc biệt trong thời điểm nền kinh tế bấp bênh.

"Chính phủ đưa ra các giải pháp nghe có vẻ tuyệt vời, chẳng hạn chương trình ‘Go To Travel’ (nhằm thúc đẩy du lịch trong nước). Nhưng chúng chỉ là các cụm từ hấp dẫn đến từ một quyết định chưa được cân nhắc thấu đáo", bà nhận định. "Nó tương tự những biện pháp khuyến khích sinh thêm con. Người dân thực sự không còn tin tưởng nhiều vào chính phủ nữa. Họ biết rằng trên thực tế, các kế hoạch của họ khó có thể thành công".

Tuy nhiên, giáo sư Hama không coi tình trạng sụt giảm dân số của Nhật Bản là một thảm họa.

"Tôi không nghĩ việc có ít người trong một không gian rộng lớn là điều quá tồi tệ. Rất cần có một hệ thống hoạt động hiệu quả, nhưng giảm số dân không đồng nghĩa với giảm chất lượng sống. Trên thực tế, nó có thể dẫn đến điều ngược lại, khiến mọi người thoải mái và ‘sống chậm’ hơn", bà nói.

Thục Linh (Theo SCMP)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam có bị ảnh hưởng?

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam có bị ảnh hưởng?

Tin quốc tế - 09/05/2024

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam có bị ảnh hưởng?

Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài

Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài

Tin quốc tế - 24/10/2023

Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài

Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình

Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình

Tin quốc tế - 06/10/2023

Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình

WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

Tin quốc tế - 12/05/2023

WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao

WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao

Tin quốc tế - 05/04/2023

WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới