Việt Nam cam kết đóng góp cho mục tiêu tiêm chủng toàn cầu
Cuộc họp diễn ra tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự và phát biểu trực tiếp hoặc trực tuyến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng Thư ký Liên hợp quốc, 18 lãnh đạo nhà nước và chính phủ.
Phát biểu tại Cuộc họp, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề cao ý nghĩa của việc tiêm chủng trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19; cho biết, với phương châm đặt sức khỏe của người dân lên trên hết, Việt Nam đã tiến hành một chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử.
Hơn 190 triệu liều vaccine đã được tiêm cho 97% dân số trên 18 tuổi và gần 90% trẻ em trên 12 tuổi. Việc tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến 12 tuổi cũng đang được chuẩn bị tích cực.
Với thành tích tiêm chủng này, Việt Nam đã giảm tác động của đại dịch và chuyển sang tái mở cửa kinh tế-xã hội một cách an toàn, linh hoạt, hiệu quả và quá trình phục hồi dựa trên chuyển đổi xanh và kỹ thuật số. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng cảm ơn các bạn bè và đối tác trên khắp thế giới đã hỗ trợ vaccine và trang thiết bị, vật tư y tế cho Việt Nam thông qua Chương trình COVAX hoặc kênh song phương.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã đưa ra những đề xuất quan trọng để cộng đồng quốc tế đạt được mục tiêu tiêm chủng rộng rãi toàn cầu, trong đó có thúc đẩy các giải pháp toàn cầu, phát huy đoàn kết và hợp tác quốc tế; tăng nguồn cung vaccine, hỗ trợ các nước đang phát triển nâng cao năng lực y tế cơ sở, y tế dự phòng; tăng cường hợp tác trong sản xuất và chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine cho các nước đang phát triển.
Phó Thủ tướng hoan nghênh thông báo mới đây của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc một số nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, được chọn để hợp tác tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine mRNA; cam kết Việt Nam sẽ tận dụng tốt cơ hội hợp tác rất có ý nghĩa này để đóng góp vào nỗ lực chung của quốc tế nhằm thúc đẩy tiêm chủng toàn cầu.
Cũng tại Cuộc họp, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76 Abdulla Shahid (A.Sa-hít) nhận định, bất bình đẳng vẫn còn tồn tại trong việc tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các loại thuốc y tế và cộng đồng quốc tế vẫn chưa thể bảo đảm mọi người tránh được dịch bệnh.
Theo đó, mặc dù có hơn 10 tỷ liều vaccine được tiêm, một con số đủ để tiêm phòng cho tất cả dân số thế giới, nhưng 83% người dân các nước châu Phi vẫn chưa được tiêm mũi đầu tiên. 27 nước có tỷ lệ tiêm phòng Covid-19 chưa tới 10% dân số, trong khi nhiều nước khác đã tiêm xong mũi thứ 3 cho người dân.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres phát biểu trực tuyến nhấn mạnh, tình trạng bất bình đẳng về tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 là vấn đề trách nhiệm đạo đức của cả cộng đồng quốc tế; kêu gọi các nước tích cực đóng góp vaccine thông qua COVAX, các tổ chức tài chính tăng cường đóng góp cho nỗ lực tiêm chủng toàn cầu; cho rằng, các hãng dược cần chia sẻ bản quyền và công nghệ để các loại vaccine được sản xuất ở nhiều nơi trên thế giới.
Đọc tiếp cùng chuyên mục
AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam có bị ảnh hưởng?
Tin quốc tế - 09/05/2024
AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam có bị ảnh hưởng?
Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài
Tin quốc tế - 24/10/2023
Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài
Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình
Tin quốc tế - 06/10/2023
Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình
WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu
Tin quốc tế - 12/05/2023
WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu
WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao
Tin quốc tế - 05/04/2023
WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao