Chuyển bệnh viện tuyến trung ương về Hà Nội quản lý: “Lợi bất cập hại"

Theo các chuyên gia y tế, chuyển các bệnh viện tuyến trung ương trực thuộc Bộ Y tế về Hà Nội quản lý sẽ “lợi bất cập hại", quá sức với Hà Nội.

Theo dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), các bệnh viện thuộc Bộ , cơ quan nhà nước ở trung ương đóng trên địa bàn thủ đô sẽ được chuyển cho thành phố Hà Nội quản lý, trừ các bệnh viện thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, bệnh viện của các trường đại học y. Tuy nhiên, nội dung này đang nhận nhiều ý kiến trái chiều.

Lo ngại ảnh hưởng công tác chỉ đạo tuyến, chuyển giao kỹ thuật

Theo ông Trần Cao Bính, Giám đốc Bệnh viện Răng - Hàm - Mặt Trung ương cho biết, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế trên địa bàn Hà Nội hiện nay đều là các bệnh viện chuyên khoa, đầu ngành, có cả hạng đặc biệt, là bệnh viện tuyến cuối, có tầm ảnh hưởng quốc tế và quan hệ quốc tế, phát triển các kỹ thuật chuyên sâu, tương đương với các nước trong khu vực và thế giới.Chuyển bệnh viện tuyến trung ương về Hà Nội quản lý: “Lợi bất cập hại"

Các bệnh viện tuyến trung ương ngoài công tác khám chữa bệnh, còn chỉ đạo tuyến, cập nhật, chuyển giao kỹ thuật mới cho tuyến dưới.
Các bệnh viện tuyến trung ương ngoài công tác khám chữa bệnh, còn chỉ đạo tuyến, cập nhật, chuyển giao kỹ thuật mới cho tuyến dưới.

 

"Chúng tôi không chỉ làm công tác khám chữa bệnh tuyến cuối, mà còn thực hiện nhiệm vụ đào tạo, chỉ đạo tuyến; cập nhật các kỹ thuật tiên tiến của thế giới về thực hiện nhuần nhuyễn trước khi chuyển giao cho tuyến dưới… Bệnh viện Răng - Hàm - Mặt Trung ương chỉ đạo cho các cơ sở y tế trên cả nước chứ không riêng gì Hà Nội. Vậy nếu chuyển về Hà Nội quản lý thì việc phát triển chuyên môn và chỉ đạo tuyến dưới sẽ ra sao?”, ông Bính đặt câu hỏi .

Cùng quan điểm, ông Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho hay, các ý kiến cho rằng bệnh viện chuyên khoa, đầu ngành cần tiếp tục do Bộ Y tế quản lý để đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt từ trung ương đến địa phương. Ngoài công tác chỉ đạo tuyến, các bệnh viện tuyến trung ương nếu là đơn vị trực thuộc Bộ, các bệnh viện này sẽ có vị thế hơn trong việc hợp tác quốc tế và tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển. Bên cạnh đó, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế còn là cánh tay nối dài trong hoạt động khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh.

Còn theo ý kiến ông Nguyễn Công Hựu, Giám đốc Bệnh viện E, hiện nay, các bệnh viện tuyến trung ương đều là các cơ sở đào tạo thực hành cho nhiều trường y tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, trong đó có Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y Dược - ĐH Quốc gia Hà Nội. Vì vậy, nếu chuyển về trực thuộc Hà Nội, công tác đào tạo thực hành của các trường này có bị ảnh hưởng không?.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế như K, Việt Đức, Bạch Mai, Nhi Trung ương không chỉ có nhiệm vụ khám và điều trị bệnh cho 10 triệu dân Hà Nội mà còn cho hàng chục triệu người dân của các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Dù cơ sở nằm trên địa bàn Hà Nội nhưng các bệnh viện này phục vụ cho nhiều địa phương. Vậy việc đưa các bệnh viện đầu ngành về trực thuộc Hà Nội sẽ đồng nghĩa thu hẹp tầm hoạt động của bệnh viện. Và khi đó, đối tượng bị thiệt thòi là nhân dân.

Tiếp nhận các bệnh viện tuyến trung ương là quá sức với Hà Nội?

Theo thống kê, Bộ Y tế quản lý khoảng 30 bệnh viện chuyên khoa, đầu ngành. Đây là con số rất ít so với tổng số 1.500 bệnh viện trên toàn quốc. Như vậy, Bộ Y tế chỉ quản lý 2% trong tổng số 1.500 bệnh viện trên cả nước. Trong khi đó, Hà Nội quản lý hơn 100 bệnh viện công và tư cùng với hơn 4.000 phòng khám và hàng nghìn cơ sở sản xuất, kinh doanh dược, trang thiết bị, các cơ sở y tế khối dự phòng, kiểm nghiệm.

Chia sẻ quan điểm tại hội thảo đóng góp ý kiến Luật Thủ đô sửa đổi mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho rằng, việc chuyển các bệnh viện của trung ương trên địa bàn về Hà Nội quản lý là công việc hệ trọng, liên quan đường lối chính sách và hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân nên cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Việc đặt các bệnh viện tuyến trung ương thuộc Bộ Y tế quản lý sẽ mang thương hiệu quốc gia, thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, đặc biệt là công tác chuyển giao công nghệ từ các tổ chức, các nước phát triển cho Việt Nam. Sau khi tiếp nhận thành công, các bệnh viện trung ương sẽ chuyển giao cho các bệnh viện tuyến dưới cấp tỉnh, huyện, xã.

Theo ông, để bệnh viện trung ương cho Bộ Y tế quản lý phù hợp Nghị quyết 30/2022 của Bộ Chính trị. Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tại Hà Nội phải được đầu tư, phát triển ngang tầm các trung tâm chuyên sâu, kỹ thuật cao của khu vực và thế giới.

Ông Thuấn cũng đề nghị thành phố Hà Nội tính toán lại năng lực quản lý của mình. Hiện, Sở Y tế quản lý 42 bệnh viện công, 43 bệnh viện tư, 579 trung tâm y tế xã, phường và gần 3.900 phòng khám đa khoa và chuyên khoa, chưa kể hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh dược, trang thiết bị. Vì thế, "việc tiếp nhận thêm bệnh viện tuyến trung ương là quá sức, nhất là trong bối cảnh cán bộ sở còn mỏng".

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Nhiều người nhập viện do hái hoa hồi ở Lạng Sơn

Nhiều người nhập viện do hái hoa hồi ở Lạng Sơn

Xã hội - 05/08/2023

Nhiều người nhập viện do hái hoa hồi ở Lạng Sơn

Có phải nam giới hói đầu ham muốn tình dục cao hơn?

Có phải nam giới hói đầu ham muốn tình dục cao hơn?

Xã hội - 21/07/2023

Có phải nam giới hói đầu ham muốn tình dục cao hơn?

Ở nơi giành giật sự sống từ tay tử thần

Ở nơi giành giật sự sống từ tay tử thần

Xã hội - 20/07/2023

Ở nơi giành giật sự sống từ tay tử thần

Nhiều trẻ nhỏ nát mặt, đứt vành tai vì bị chó tấn công

Nhiều trẻ nhỏ nát mặt, đứt vành tai vì bị chó tấn công

Xã hội - 20/07/2023

Nhiều trẻ nhỏ nát mặt, đứt vành tai vì bị chó tấn công

Ngoạn mục cứu sống nam thanh niên "vỡ tim", hôn mê gần 100 tiếng

Ngoạn mục cứu sống nam thanh niên "vỡ tim", hôn mê gần 100 tiếng

Xã hội - 10/07/2023

Ngoạn mục cứu sống nam thanh niên "vỡ tim", hôn mê gần 100 tiếng

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới