UNICEF: Thế giới cần đầu tư cho việc nuôi con bằng sữa mẹ

04:34 07/08/2019 - Y học bốn phương
NDĐT – Trong khuôn khổ Tuần lễ Nuôi con bằng sữa mẹ Thế giới từ ngày 1 đến 7-8 hằng năm, Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) đã kêu gọi sự đầu tư lớn hơn vào việc trả lương cho các cha mẹ nghỉ phép trong thời gian sinh con và hỗ trợ các điều kiện tại nơi làm việc.
Một bà mẹ ở Ethiopia cam kết nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu (Ảnh: UNICEF)
Một bà mẹ ở Ethiopia cam kết nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu (Ảnh: UNICEF)

 

Không chỉ là thực phẩm của trẻ nhỏ

Theo UNICEF, việc tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ có thể ngăn chặn 823 nghìn ca tử vong ở trẻ em dưới năm tuổi hằng năm và 20 nghìn ca tử vong do ung thư vú mỗi năm.

Sữa mẹ giúp não bộ được phát triển khỏe mạnh, giúp trẻ sơ sinh tránh được các bệnh truyền nhiễm, giảm nguy cơ béo phì và các bệnh loại bệnh tật, giảm các chi phí chăm sóc sức khỏe và bảo vệ các bà mẹ khỏi căn bệnh ung thư buồng trứng và ung thư vú.

UNICEF khuyến báo, việc cho trẻ tiếp da và cho con bú ngay trong những giờ đầu tiên sau khi chào đời sẽ giúp trẻ giữ ấm cơ thể, xây dựng hệ thống miễn dịch, tăng cường liên kết giữa mẹ và bé, thúc đẩy nguồn sữa mẹ và tăng cơ hội nuôi con bằng sữa mẹ lâu dài.

Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ dừng ở đó. Sữa mẹ không chỉ là thực phẩm đơn thuần cho trẻ nhỏ, mà còn được coi như loại thuốc ngăn chặn các loại bệnh tật phù hợp với thể trạng của từng đứa trẻ. Đặc biệt ở “sữa non” có rất nhiều kháng thể bảo vệ cơ thể trẻ khỏi bệnh tật và nguy cơ tử vong.

Ngoài lợi ích về sức khỏe, nuôi con bằng sữa mẹ còn làm giảm các chi phí chăm sóc sức khỏe toàn cầu lên tới khoảng 300 tỷ USD.

Thiếu hỗ trợ cần thiết

Theo Giám đốc điều hành UNICEF, bà Henrietta Fore: “Lợi ích về sức khỏe, xã hội và kinh tế của việc nuôi con bằng sữa mẹ - đối với cả mẹ và con – đã được xây dựng tốt và được chấp nhận trên toàn thế giới. Tuy nhiên, gần 60% trẻ sơ sinh trên thế giới vẫn đang bị bỏ lỡ sáu tháng đầu đời được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ”.

Dữ liệu mới nhất từ Báo cáo toàn cầu về việc nuôi con bằng sữa mẹ năm 2019 cho thấy một thực trạng đáng buồn là trong năm 2018, chỉ có bốn trong số 10 trẻ em được nuôi bằng sữa mẹ và chỉ có 41% số trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu.

Trẻ em ở các vùng nông thôn được nuôi bằng sữa mẹ nhiều hơn trẻ em ở đô thị và những nước có thu nhập trung bình, tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ là thấp nhất. Trong đó, ở những nước kém phát triển, tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu đời của một đứa trẻ là 50,8% và Rwanda có tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ cao nhất với mức 86,9%.

Những nước có thu nhập trung bình có tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ thấp nhất, chỉ đạt 23,9%. Tỷ lệ này giảm dần so với mức 28,7% trong năm 2012.

Bà Fore nhấn mạnh, mặc dù những lợi ích từ việc nuôi con bằng sữa mẹ đã rõ ràng, nhưng trên thế giới, các nơi làm việc vẫn từ chối cung cấp hỗ trợ cần thiết cho các bà mẹ đang trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.

Trên toàn thế giới, chỉ có 40% số phụ nữ vừa sinh con có được các quyền lợi thai sản cơ bản nhất tại nơi làm việc. Sự chênh lệch này mở rộng ở các quốc gia châu Phi, nơi chỉ có 15% số phụ nữ sinh con nhận được bất kỳ quyền lợi nào để hỗ trợ việc tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ.

Thực trạng này khiến UNICEF hối thúc các nơi làm việc trên toàn cầu cần đầu tư nhiều hơn nữa vào việc trả lương cho các cặp vợ chồng nghỉ phép trong thời gian sinh con và hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ để tăng tỷ lệ trẻ em được nuôi bằng sữa mẹ trên toàn cầu.

Các tiêu chuẩn của Công ươc bảo vệ thai sản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) bao gồm ít nhất 14 tuần nghỉ thai sản có lương, và khuyến nghị các quốc gia nên hỗ trợ 18 tuần nghỉ thai sản có lương cũng như hỗ trợ ở nơi làm việc cho các gia đình có trẻ trong thời kỳ ăn sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ có 12% các quốc gia trên toàn thế giới cung cấp chế độ nghỉ thai sản hưởng lương đầy đủ.

Bản báo cáo tóm tắt mới nhất của UNICEF về chính sách thân thiện với gia đình kêu gọi nơi làm việc cho phép các cặp vợ chồng nghỉ ít nhất sáu tháng có lương, trong đó dành 18 tuần cho người vợ.

Thời gian nghỉ thai sản càng dài đồng nghĩa với việc nuôi con bằng sữa mẹ càng lâu, báo cáo nhấn mạnh.

                                                                                                                               HẢI BÌNH

                                                                                                                              Theounicef

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Vì sao không nên nhỏ sữa, xông lá trầu khi điều trị đau mắt đỏ

Vì sao không nên nhỏ sữa, xông lá trầu khi điều trị đau mắt đỏ

Y học bốn phương - 02/10/2023

Vì sao không nên nhỏ sữa, xông lá trầu khi điều trị đau mắt đỏ

Sốt, đi ngoài 20 lần/ngày, bé trai nguy kịch phải lọc máu liên tục

Sốt, đi ngoài 20 lần/ngày, bé trai nguy kịch phải lọc máu liên tục

Y học bốn phương - 30/09/2023

Sốt, đi ngoài 20 lần/ngày, bé trai nguy kịch phải lọc máu liên tục

Tái tạo "cậu nhỏ" cho người đàn ông bị cắt bỏ vì ung thư từ 5 năm trước

Tái tạo "cậu nhỏ" cho người đàn ông bị cắt bỏ vì ung thư từ 5 năm trước

Y học bốn phương - 21/08/2023

Tái tạo "cậu nhỏ" cho người đàn ông bị cắt bỏ vì ung thư từ 5 năm trước

Mang khối u 6kg, nữ bệnh nhân vẫn nghĩ bụng to bất thường do béo

Mang khối u 6kg, nữ bệnh nhân vẫn nghĩ bụng to bất thường do béo

Y học bốn phương - 21/07/2023

Mang khối u 6kg, nữ bệnh nhân vẫn nghĩ bụng to bất thường do béo

Ngộ độc botulinum nguy hiểm như thế nào?

Ngộ độc botulinum nguy hiểm như thế nào?

Y học bốn phương - 01/09/2020

Ngộ độc botulinum nguy hiểm như thế nào?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới