3 người trong gia đình mắc ung thư, bác sĩ phát hiện nguyên nhân ở trong nhà bếp
Tiểu Phương (Thâm Quyến, Trung Quốc), năm nay 29 tuổi, nhưng cô vẫn chưa kết hôn. Bình thường cô sống với bố mẹ, ngoài đi làm, cơ bản Tiểu Phương đều ăn cơm ở nhà. Theo Tiểu Phương điều này vừa tiết kiệm tiền, vừa được ăn uống đảm bảo. Tuy nhiên gần đây, Tiểu Phương cảm thấy cơ thể có bất thường, làm gì cũng cảm thấy mệt mỏi, sụt cân nhanh. Đồng thời, cha mẹ Tiểu Phương cũng xuất hiện tình trạng tương tự, nhưng cả gia đình 3 người đều không chú ý.
Tuy nhiên, một lần khi đang nấu ăn tại nhà, Tiểu Phương đột nhiên bị ngất xỉu, bố mẹ cô vội vàng đưa con gái đến bệnh viện cấp cứu. Tại đây, khi chụp CT kiểm tra, bác sĩ phát hiện phần gan của Tiểu Phương có bóng mờ, cuối cùng chẩn đoán cô bị ung thư gan. Sau khi nghe bác sĩ nói kết quả, cha mẹ Tiểu Phương vô cùng sốc, họ tạm thời không thể chấp nhận sự thật này và trực tiếp ngất xỉu.
Các bác sĩ lại vội vàng cứu chữa cho cha mẹ Tiểu Phương, và không may mắn, bố mẹ Tiểu Phương khi kiểm tra cũng phát hiện bị ung thư gian. Một gia đình 3 người cùng phát hiện ung thư gan, cùng ôm nhau khóc lớn trong bệnh viện. Bác sĩ cũng rất nghi ngờ bởi cả gia đình Tiểu Phương không ai hút thuốc, cũng không uống rượu, vậy rốt cuộc lý do gì khiến họ mắc bệnh. Sau một số tìm hiểu, bác sĩ phát hiện, chất gây ung thư đã ở trong nhà bếp của Tiểu Phương 10 năm. Thủ phạm chính là… cái thớt.
Aflatoxin gây tổn hại lớn cho gan, thời gian dài ăn phải lượng nhỏ aflatoxin có thể gây ngộ độc mãn tính, về lâu dài có thể gây tổn thương gan, thậm chí là dẫn đến ung thư gan. Cuối cùng, gia đình 3 người của Tiểu Phương cũng đã nghe lời khuyên của bác sĩ tiến hành hóa trị.
Qua trường hợp này bác sĩ nhắc nhở: 3 loại đồ vật này cần vứt bỏ ngay lập tức:
1. Đũa gỗ sử dụng trong thời gian dài
Bản thân đũa không phát triển chất gây hại, nhưng khi chúng ta sử dụng đũa tre, gỗ để ăn các loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như đậu phộng và ngô. Trong khe đũa đũa dễ dàng lưu trữ tinh bột, sinh ra nấm mốc. Ngoài ra, khi rửa đũa gỗ, đũa không được phơi khô, trong môi trường ẩm ướt cũng sẽ phát sinh vi khuẩn. Do đó, kiến nghị đũa chỉ nên sử dụng tối đa 3 tháng và cần phải thay đũa mới.
2. Các loại dầu kém chất lượng hoặc dầu ép thủ công
Dầu đậu phộng ép, nếu không được kiểm soát chặt chẽ, vẫn sẽ có một lượng lớn aflatoxin, do trong quá trình ép dầu sẽ lẫn những hạt đậu phộng bị mốc. Aflatoxin được phân loại là một loại chất gây ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới. Tiêu thụ lâu dài aflatoxin có thể gây ngộ độc gan và thậm chí gây ung thư gan.
3. Các loại hạt bị đắng
Thông thường, nếu bạn ăn các loại hạt đã thay đổi mùi vị, bạn phải nhổ nó ra và súc miệng kịp thời, bởi vì vị đắng của các loại hạt như hạt dưa, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân... là aflatoxin được tạo ra trong quá trình nấm mốc. Ăn thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan.
Hà Vũ(Dịch theo Aboluowang)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Y học thường thức - 06/08/2024
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Y học thường thức - 16/07/2024
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Y học thường thức - 03/07/2024
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Y học thường thức - 28/05/2024
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Chớ chủ quan với bệnh giời leo
Y học thường thức - 02/05/2024
Chớ chủ quan với bệnh giời leo