4 cách đánh bay cơn đau đầu “trong nháy mắt”
Có 2 loại đau đầu chính, một là nhức đầu tiên phát, xảy ra độc lập với mọi loại bệnh khác. Trong khi đó, đau đầu thứ phát xảy ra do tác dụng phụ của một vấn đề sức khoẻ khác như nhiễm trùng xoang hoặc huyết áp cao.
Loại thứ 2 thường được điều trị hiệu quả nhất bằng cách giải quyết căn bệnh gốc. Còn về đau đầu tiên phát, có rất nhiều cách để thoát khỏi nó, dưới đây là 4 bí kíp đơn giản, dễ thực hiện.
“Khi nhắc đến đau đầu tiên phát không có nguyên nhân rõ ràng, hãy tìm ra các tác nhân và tránh chúng, sẽ là cách phòng ngừa tốt nhất”, Vernon Williams, giám đốc Trung tâm Thể thao thần kinh và Thuốc giảm đau tại Viện Cedars-Sinai Kerlan-Jobe (Mỹ) cho hay.
Các tác nhân gây đau đầu có thể là 1 phần cụ thể trong lối sống của bạn – như chế độ ăn uống, thói quen ngủ hoặc căng thẳng.
Uống đủ nước
Nếu bạn nghi ngờ mất nước có thể là nguyên nhân gây đau đầu, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ uống đủ nước mỗi ngày. Các chuyên gia khuyên bạn nên chia cân nặng ra làm 2, nếu bạn nặng khoảng 68kg, hãy uống khoảng 2,2l chất lỏng hằng ngày.
“Khi cơ thể bạn mất nước, các mạch máu trong não bị thu hẹp lại để cố gắng tiết kiệm nước”, Carrie Lam, Tiến sĩ Y khoa tại Đại học Loma Linda, California, Myx cho hay. Và phải nhớ tránh xa cồn - hoá chất cũng có thể gây đau đầu.
Ăn uống cân bằng
Nếu như thói quen ăn uống của bạn thật sự không khoa học, như bỏ bữa hoặc thường xuyên ăn vặt, bạn có thể đau đầu do thay đổi của đường huyết. Những người dễ bị đau nhức đầu nên bắt đầu bằng cách tập trung ăn 3 bữa cân bằng 1 ngày, trong đó gồm có nguồn protein lành mạnh - chẳng hạn như sữa hoặc thịt hay cá.
Từ đó, bạn có thể nhận ra sự nhạy cảm với thực phẩm bằng cách ghi chép, lưu ý lại cảm giác của mình với bữa ăn hoặc món ăn vặt, và xác định phần nào của chế độ ăn có thể gây ra đau đầu.
Hít thở sâu
Căng thẳng có thể làm gia tăng hiện tượng căng cơ, giãn mạch máu và gây đau đầu – đau đầu do căng thẳng thường liên quan đến stress, mệt mỏi. Đó có thể là đau ở khu vực trán, da đầu và cổ. Nếu nguyên nhân xuất phát từ đây, thực hành các kĩ thuật thở sâu có thể giúp bạn thư giãn.
Đơn giản như thở chậm lại - ví dụ, đếm đến 5 khi hít vào và sau đó đếm 5 lần nữa khi thở ra – việc này có thể giúp bạn xử lý các yếu tố gây stress và giảm đau đầu. Thử thiền hoặc yoga cũng có thể giúp ích.
Sử dụng thuốc
“Thuốc chống viêm không steroid, acetaminophen hay còn gọi là paracetamol và caffeine là những phương pháp điều trị không cần kê đơn mà nhiều bệnh nhân thấy hiệu quả trong việc ngăn chặn cơn đau nửa đầu”, Vernon Williams nói.
Acetaminophen cũng giống như thuốc Tylenol, làm giảm các triệu chứng đau đầu bằng cách chặn các tín hiệu đau lên não. Còn thuốc chống viêm, như ibuprofen hoặc Advil, giữ cho cơ thể sản xuất những hoá chất chịu trách nhiệm cho hiện tượng viêm sưng. Những loại thuốc này thường cũng có thể có tác dụng giảm đau đầu, căng thẳng.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
“Hầu hết những cơn đau đầu đều là cơn, có nghĩa là chúng không thường xuyên và không cần chăm sóc y tế”, Williams chia sẻ. Một trong những phương pháp điều trị ở trên có thể giúp giảm đau hoặc cơn đau đầu có thể tự khỏi.
Tuy nhiên với những trường hợp đau dữ dội hơn bình thường hoặc kéo dài thì cần đi khám để bác sĩ kiểm tra. Williams nói, nếu cơn đau đầu của bạn xảy ra 3 lần trở lên trong 1 tháng, thì trò chuyện tham khảo ý kiến từ người cung cấp dịch vụ chăm sóc chính của bạn sẽ là ý kiến hay.
Ngoài ra, đau đầu sau chấn thương thân thể hoặc đau do kèm các triệu chứng liên quan khác cũng có thể cần tới sự chăm sóc kỹ lưỡng về y tế.
“Nếu cơn đau xuất hiện sau 1 cú đánh vào đầu, kèm theo đau đột ngột, khó chịu, cứng cổ, sốt, co giật, mất ý thức, hay nhầm lẫn hoặc liên quan đến đau ở mắt và tai, thì hội chẩn y tế ngay lập tức là việc rất quan trọng”, Vernon Williams khẳng định.
Cuối cùng, nếu ngoài đau đầu, bạn còn bị mờ mắt, tê mặt hoặc gặp phải bất kì thay đổi nhận thức nào thì thăm khám bác sĩ sẽ là điều thiết thực. Ngay cả khi chúng biến mất, thì việc kiểm tra cũng vẫn rất cần thiết.
Minh Kiên (Theo Insider)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Y học thường thức - 06/08/2024
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Y học thường thức - 16/07/2024
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Y học thường thức - 03/07/2024
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Y học thường thức - 28/05/2024
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Chớ chủ quan với bệnh giời leo
Y học thường thức - 02/05/2024
Chớ chủ quan với bệnh giời leo