4 dấu hiệu trên khuôn mặt cảnh báo gan đang kêu cứu

Gan bị tổn thương cũng sẽ thể hiện một số dấu hiệu ra bên ngoài, và một khi trên khuôn mặt xuất hiện 4 dấu hiệu này, cần phải đến bệnh viện kiểm tra gan kịp thời.

1. Thời gian  dài môi bị khô

Ảnh minh họa

Sự cân bằng khí huyết có thể duy trì sự cân bằng trong cơ thể con người. Khi gan không tốt, sự mất cân bằng can khí sẽ khiến gan không thể cân bằng khí huyết trong cơ thể. Tình trạng mất cân bằng khí huyết được biểu hiện trên môi, rất dễ dẫn đến môi khô, không hồng hào.

2. Da mặt tối màu, mọc mụn trứng cá

Ảnh minh họa

Khi gan bị tổn thương, dẫn đến gan tích tụ chất độc, sẽ khiến máu trong gan không đủ, biểu hiện sắc mặt không sáng, da trở nên xỉn màu. Khi độc gan ngày càng tích tụ, trên mặt bắt đầu xuất hiện mụn trứng cá. Nếu có quá nhiều chất độc lưu lại trong cơ thể, sẽ gây mất cân bằng hormone và rối loạn nội tiết.

3. Màng cứng ở mắt biến đổi sang màu vàng

Ảnh minh họa

Gan thông đến mắt, tình trạng màng cứng ở mắt biến đổi thành màu vàng cảnh báo có thể gan bạn đang bị tổn thương  nặng. Đây là một trong những triệu chứng quan trọng để chẩn đoán bệnh gan. Nếu là viêm gan A và viêm gan B cấp tính, mức độ màu vàng ở màng cứng sẽ khác nhau. Nếu có vòng sắc tố giác mạc, đây là đặc điểm chính của bệnh nhân mắc bệnh Wilson.

Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu phát hiện, hơn một nửa số bệnh nhân bị xơ gan sẽ phát triển triệu chứng này vì xơ gan làm cho dịch mật không được bài tiết, tăng bilirubin. Do đó, khi mắt bất ngờ chuyển sang màu vàng, bạn nên đi khám sức khỏe ngay lập tức.

4. Môi màu tím

Ảnh minh họa
Môi có màu tím, biểu hiện can khí ứ đọng, máu không thông. Can khí ứ đọng, trong trường hợp bình thường là do tâm trạng bực bội, áp lực lớn. Đồng thời, can khí ứ đọng còn dẫn đến miệng khô, miệng đắng và hôi miệng.
 

Dưới đây là 4 thói quen sẽ khiến bệnh gan đến nhanh hơn:

1. Thời gian dài uống rượu

Khi rượu đi vào cơ thể, chỉ có 10% chất cồn được tiêu hóa trong dạ dày và 90% còn lại được chuyển hóa ở gan. Sản phẩm của quá trình oxy hóa rượu thúc đẩy quá trình tổng hợp chất béo, đồng thời, quá trình phân hủy axit béo bị cản trở, dẫn đến sự hình thành gan nhiễm mỡ. Thời gian dài uống rượu sẽ gây ra rối loạn chức năng miễn dịch của cơ thể, dẫn đến viêm gan do rượu.

2. Thức khuya

Ảnh minh họa

Thức khuya lâu dài sẽ làm tổn thương gan nghiêm trọng. Thiếu ngủ, hoặc ngủ quá ít, gan sẽ từ từ phát triển các triệu chứng theo thời gian. Thường xuyên thức khuya dẫn đến rối loạn chuyển hóa nội tiết tố, rối loạn chức năng hệ thần kinh, giảm khả năng miễn dịch và tổn thương chức năng gan. Thức đêm, mất ngủ, ngủ không ngon, nên kiểm tra chức năng gan vào ngày hôm sau. Thời gian dài thức khuya, mắt sử dụng quá độ, dẫn đến khô măt, mỏi mắt, khiến da mặt xấu, trí nhớ suy giảm, khi ngủ hay nằm mơ, có hại cho sức khỏe của gan và càng không có lợi cho sức khỏe tổng thể.

3. Ăn thức ăn bị mốc

Trong cuộc sống, nhiều loại thực phẩm bị nấm mốc, và những thực phẩm như vậy rất dễ bị nhiễm aflatoxin. Đây là một chất gây ung thư gây ung thư gan ở người, khỉ, chuột và gia cầm. Thời gian cần thiết để gây ung thư ngắn nhất là 24 tuần. Trong cuộc sống, đậu phộng mốc, ngô mốc, gạo mốc, các loại hạt bị đắng, thực phẩm hết hạn,… cần vứt bỏ ngay lập tức, tránh rước bệnh vào người.

4. Uống thuốc bừa bãi

Ảnh minh họa

Các loại thuốc trong cuộc sống hàng ngày như thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, thuốc tránh thai,... đều có khả năng gây tổn thương gan cấp tính. Cần thận trọng khi sử dụng thuốc. Tốt nhất là uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và không lạm dụng thuốc.

                                                                                   Hà Vũ(Dịch theo Aboluowang)

https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/tu-van-suc-khoe/4-dau-hieu-tren-khuon-mat-canh-bao-dau-hieu-benh-gan-586162.html

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Y học thường thức - 06/08/2024

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Y học thường thức - 16/07/2024

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Y học thường thức - 03/07/2024

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Y học thường thức - 28/05/2024

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới