5 bí ẩn về virus SARS-CoV-2

Mới đây, các nhà khoa học đã đưa ra những bí ẩn về đại dịch Covid-19. Ðiều này khiến cho cuộc chiến phòng chống, điều trị cho bệnh nhân còn gặp khó khăn trong tương lai vì con người thực sự chưa hiểu hết về nó.

Con đường lan truyền của SARS-CoV-2

SARS-CoV-2 hiện có mặt ở 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Virus này chứa đựng rất nhiều bí ẩn trong đó có cách gây dịch Covid-19 ra sao và lây lan như thế nào. Có người cho rằng SARS-CoV-2 lây qua tiếp xúc vật lý, nhưng nghiên cứu mới cho thấy virus có thể tồn tại trong không khí với khoảng thời gian nhất định.

Khả năng “sống chung” của trẻ em với SARS-CoV-2

Thông thường, trẻ nhỏ, người già, nhóm mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai và người có hệ miễn dịch yếu... là nhóm rủi ro mắc bệnh cao nhưng thực tế trẻ em lại miễn dịch tốt hơn. 

Ngoài ra, có người mắc bệnh lại không mang bất cứ triệu chứng gì, điều này đã khiến cho SARS-Cov-2 lây lan sang nhiều người hơn bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào. 

Ảnh minh họa
Khoa học vẫn chưa hiểu hết được đường lan truyền của SARS-CoV-2

Vòng vo hết âm tính rồi lại dương tính

Đây là một vấn đề mới không giải thích được trên góc độ y học thuần túy. Bởi vậy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã yêu cầu tất cả các bệnh nhân hồi phục nên xét nghiệm virus 2 lần trong khoảng thời gian cách nhau là 24 giờ.

Theo một số chuyên gia, rất có thể virus tự kích hoạt trở lại ngay bên trong vật chủ. Trong trường hợp này, bệnh nhân bị tái nhiễm từ các nguồn khác sau khi xuất viện hoặc vì lý do nào đó chưa được biết đến. 

Nhiều người cho rằng, việc tái nhiễm liên quan tới sự tiến hóa của virus ngay trong cơ thể vật chủ như con người. Virus luôn cần một thời gian để tiến hóa và học cách lây nhiễm các vật chủ mới. Chủng SARS-CoV-2 hiện tại không cần phải thay đổi bản thân để lây nhiễm nhiều vật chủ hơn vì nó có thể làm điều đó mà không cần nhiều công sức.

Vì sao người trẻ cũng tử vong vì COVID-19?

Thực tế, đại dịch thường là mối đe dọa đối với người cao tuổi. Tuy nhiên, Covid-19 lại có sự khác biệt, vì những người trẻ tuổi thường có miễn dịch tốt vẫn có thể bị tử vong.

Điều đó chứng tỏ virus ảnh hưởng đến các nhóm người theo nhiều cách khác nhau. Tìm được câu trả lời chính xác có ý nghĩa rất quan trọng trong việc ngăn chặn bệnh.

Cơ chế phục hồi từ Covid-19

Tại thời điểm này, lý do gây chết người của SARS-CoV-2 vẫn còn bí ẩn và ngay cả việc phục hồi sau khi bị virus tấn công cũng chưa được chúng ta hiểu cặn kẽ.

Trong hầu hết các loại bệnh, bệnh nhân hồi phục là do cơ thể phát triển các kháng thể. Nhưng ở nhiều bệnh nhân COVID-19, việc hồi phục của họ lại không đúng với quy trình khiến giới khoa học đau đầu.

Trong một nghiên cứu do các nhà nghiên cứu Trung Quốc thực hiện gần đây, hầu hết các ca khỏi bệnh phát triển các kháng thể đặc biệt đối với chủng SARS-CoV-2. Tuy nhiên, có tới 30% bệnh nhân không có dấu hiệu tạo ra các kháng thể kiểu này hoặc bất kỳ kháng thể ở dạng khác. Việc phục hồi của họ chứa nhiều điều khoa học vẫn chưa giải mã được.

(Theo Sức Khỏe Đời Sống)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Y học thường thức - 06/08/2024

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Y học thường thức - 16/07/2024

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Y học thường thức - 03/07/2024

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Y học thường thức - 28/05/2024

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới