6 thực phẩm trị đau dạ dày
Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên trường Đại học Y dược TP HCM, người bị đau dạ dày nên ăn cơm, bánh quy, bánh mì, trứng, sữa... để bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm lượng axit thừa trong dịch vị. Không ăn no hoặc để quá đói, hạn chế quả chua, món cay, đồ nướng, thực phẩm mặn.
Dưới đây là 6 thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày từ tự nhiên, dễ tìm và an toàn:
Bột nghệ
Nghệ có tinh chất curcumin và tính kiềm giúp làm giảm nồng độ axit trong dịch vị dạ dày. Nghệ vàng giúp làm lành vết loét, mờ sẹo, chống viêm, chữa đau dạ dày hiệu quả.
Cách dùng: Lấy khoảng hai muỗng cà phê tinh bột nghệ pha với mật ong, uống lúc đói. Lưu ý không lạm dụng, tránh tác dụng phụ của nghệ như buồn nôn, tiêu chảy, nóng trong người...
Bắp cải
Vitamin U trong bắp cải giúp mau lành vết loét trong dạ dày.
Cách dùng: Uống một ly nước ép bắp cải vào sáng sớm lúc thức dậy và trước bữa ăn chính mỗi ngày.
Chè dây
Hoạt chất flavonoid trong chè dây chống hình thành vết loét, giảm đau dạ dày. Thường xuyên uống chè dây cũng có thể diệt khuẩn HP, nguyên nhân gây viêm loét dạ dày - tá tràng dẫn đến ung thư dạ dày.
Cách dùng: Dùng 60 đến 70 g chè chia ra làm nhiều lần để uống trong một ngày. Nên uống chè trước bữa ăn 30 phút để tác dụng tốt nhất.
Cam thảo
Cam thảo là một vị thuốc kháng axit tự nhiên trong quá trình điều trị bệnh viêm loét dạ dày.
Cách dùng: Uống 3-5 g cam thảo dưới dạng bột hoặc cao lỏng trước bữa ăn khoảng 30 phút. Lưu ý uống liên tục trong một đến hai tuần rồi tạm dừng.
Bột chuối xanh
Trong Đông y, chuối xanh có vị chát, tính mát giúp bổ tỳ, lợi tiểu, nhuận trường. Hoạt chất trong chuối xanh có thể chữa bệnh dạ dày và phòng ung thư đường ruột. Chuối xanh cần phơi khô trong nhiệt độ thấp, tránh ánh nắng mặt trời.
Cách dùng: Tán chuối xanh thành bột trộn với mật ong và vo viên, uống hai lần mỗi ngày trước bữa ăn chính.
Nha đam
Nhựa nha đam có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa táo bón, ức chế lượng axit trong dịch vị dạ dày và hỗ trợ quá trình làm lành vết loét.
Cách dùng: Lột sạch lớp vỏ màu vàng của nha đam, ép phần lõi nha đam thành nước uống hai lần mỗi ngày.
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Y học thường thức - 06/08/2024
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Y học thường thức - 16/07/2024
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Y học thường thức - 03/07/2024
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Y học thường thức - 28/05/2024
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Chớ chủ quan với bệnh giời leo
Y học thường thức - 02/05/2024
Chớ chủ quan với bệnh giời leo