'Bệnh nhân số 0' ở New York lần đầu lên tiếng

MỸ - Lawrence Garbuz, bệnh nhân đầu tiên ở New York, lần đầu bộc bạch về hơn tháng chiến đấu với Covid-19, trong đó có ba tuần hôn mê.

Ông và vợ là bà Adina Garbuz sinh sống tại thành phố New Rochelle, bang New York. Hồi tháng 2, sau khi trải qua cơn sốt nhẹ, Garbuz tưởng rằng mình bị viêm phổi. Ông không nghĩ tới Covid-19, bởi chính phủ chủ yếu nhắc đến những ca dương tính "nhập khẩu" hoặc từng du lịch nước ngoài. Garbuz cũng không có các vấn đề sức khỏe tiềm tàng, ít khả năng lây nhiễm virus. Nhưng ngờ đâu, căn bệnh tìm đến ông.

Người đàn ông 50 tuổi ốm nhiều tuần trước khi New York thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để phòng dịch lây lan. Ông được Thống đốc bang New York Andrew M. Cuomo đề cập đến như "bệnh nhân số 0" ở khu vực. 

"Tôi là một luật sư. Tôi ngồi bàn giấy suốt ngày", ông kể trong lần đầu nói chuyện với báo chí kể từ khi mắc bệnh. "Tôi nhớ rằng lúc đó mọi thứ tập trung vào những người đi từ nước ngoài về, mà tôi thì không". 

Thế nhưng ca của ông đã khởi đầu một ổ dịch ở New Rochelle, khiến chính quyền phải thiết lập vùng cách ly, đóng cửa các trường học và cơ sở thờ tự, sau đó toàn bang phải thực hiện lệnh ở trong nhà. New York cuối cùng trở thành bang bị thiệt hại nặng nhất nước Mỹ bởi Covid-19 với hơn 1,3 triệu ca nhiễm, hơn 27.000 người chết. 

Trong cuộc phỏng vấn, ông nói sẽ chỉ tập trung vào việc bản thân đã trải qua bệnh tật và khỏi bệnh như thế nào. 

Ban đầu, Garbuz cho rằng mình chỉ cần uống thuốc. Song tình trạng của ông chuyển nặng một cách nhanh chóng. Cuối cùng, đến ngày 27/2, luật sư 50 tuổi phải nhập viện – nơi thời gian gần như ngừng lại.

"Vào phòng cấp cứu, tôi hoàn toàn không nhớ chút gì, cho đến khi tỉnh dậy sau hôn mê. Cứ như thể ba tuần của cuộc đời tôi không hề tồn tại, tôi ngủ suốt thời gian đó", ông kể lại.

Ông Lawrence Garbuz,
Ông Lawrence Garbuz, "bệnh nhân số 0" ở New York. Ảnh: Washington Post

Ngày 2/3, Garbuz được chẩn đoán dương tính nCoV. Vợ và các thành viên khác trong gia đình cũng nhiễm bệnh. Bà Adina đã ở cạnh chăm sóc cho chồng. Khi Garbuz hôn mê, bà đưa ra quyết định quan trọng: chuyển ông tới bệnh viện lớn hơn để đặt nội khí quản, thở máy xâm nhập.

"Anh ấy phải vật lộn và tôi không thể đứng nhìn. Tôi chỉ không nghĩ rằng anh ấy sẽ phải cấp cứu ở giai đoạn đó", người phụ nữ nói.

Quyết định của bà Adina đã cứu sống chồng.

Trong suốt quá trình điều trị, Garbuz phải ở một mình trong bệnh viện vì quy định hạn chế khách thăm thân. Ông kể rằng ngay khi tỉnh dậy khỏi trạng thái hôn mê sâu, hình ảnh 4 đứa con nhỏ là nguồn động lực giúp ông sớm bình phục và trở về nhà. Cố kìm nén nước mắt, bà Adina chia sẻ điều đầu tiên mình nghe được từ chồng khi trở về nhà là "Anh yêu em".

Garbuz xuất viện vào cuối tháng 3, thời gian cao điểm của dịch bệnh tại Mỹ. Cả quốc gia chìm trong không khí khác hoàn toàn. Hàng nghìn ca nhiễm mới, lệnh hạn chế được ban bố và sự hoảng sợ len lỏi vào từng ngóc ngách.

"Thành thật mà nói, tôi cảm thấy biết ơn rằng mình còn sống. Trải nghiệm thật đáng nhớ", ông chia sẻ, hơn hai tháng sau thoát khỏi tử thần.

Thục Linh (Theo Washington Post)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Y học thường thức - 06/08/2024

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Y học thường thức - 16/07/2024

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Y học thường thức - 03/07/2024

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Y học thường thức - 28/05/2024

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới