Bệnh nhân ung thư xương không còn lo bị cắt cụt hay tháo khớp chân

04:03 27/08/2019 - Y học thường thức
NDĐT - PGS, TS Trần Trung Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn cùng các cộng sự vừa phẫu thuật thành công thay khớp gối có sử dụng xương đồng loại cho bệnh nhân nam, 17 tuổi, bị ung thư xương đầu dưới xương đùi phải.

Bệnh nhân nam bị ung thư xương đã được điều trị hóa chất tại Bệnh viện K Tân Triều. Theo dõi và đánh giá qua sáu đợt truyền hóa chất cho thấy kích thước khối u nhỏ đi, không thấy di căn ra phần mềm xung quanh và thể trạng của bệnh nhân hoàn toàn đáp ứng được phẫu thuật.

PGS, TS Trần Trung Dũng đã quyết định phẫu thuật cắt u và thay khớp gối cho bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ được sử dụng xương đồng loại để bù đoạn xương bị cắt đi do u. Sau phẫu thuật hai tuần, bệnh nhân tiến triển tốt, vết mổ liền tốt, tầm vận động 0° – 10° – 60°, bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh và được các bác sĩ cho tập đi lại nhẹ nhàng.

Đây là ca thay khớp gối đầu tiên có sử dụng xương đồng loại (allograft prosthesis composit) được phẫu thuật tại Bệnh viện Xanh Pôn. Trước đó, các bác sĩ Bệnh viện Xanh Pôn đã thực hiện một ca thay khớp gối cho một bệnh nhân tại Bệnh viện K Tân Triều.

Thành công của ca phẫu thuật mở ra hy vọng cho các bệnh không may mắn mắc căn bệnh ung thư xương. Bệnh nhân sẽ được bảo tồn chi thể, tránh được việc cắt cụt hay tháo khớp, trả lại chất lượng sống tốt nhất cho họ và gia đình.

BS Dũng cho biết, ung thư xương là khối u ác tính xuất phát từ các tế bào của xương, trong đó hay gặp nhất là ung thư liên kết tạo xương và tạo sụn. Đây là loại ung thư thường gặp ở thiếu niên và thanh niên trẻ. Trẻ em nam gặp nhiều hơn nữ. Các lứa tuổi khác, ung thư xương là loại hiếm gặp, tỷ lệ khoảng 0,5% so với toàn bộ các ung thư.

Hầu hết khi được chẩn đoán ung thư xương, chỉ định cắt cụt hay tháo khớp được đặt ra nhằm loại bỏ triệt để khối u đó, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Tuy nhiên, khi khối u kích thước bé (phát hiện giai đoạn sớm), không hoặc chưa phát hiện di căn các cơ quan khác, có đáp ứng với điều trị hóa chất và xạ trị, thì liệu chỉ định cắt cụt được đặt ra là hợp lý hay không. Vì thế, cách nào loại bỏ khối u đó và vẫn bảo đảm được chức năng của chi đó, nhất là các khối u cạnh hoặc gần các khớp lớn như khớp vai, háng, gối là câu hỏi khó cho các bác sĩ lâm sàng.

Hiện nay, nhiều bộ khớp nhân tạo đã được thiết kế và ứng dụng rộng rãi trong thay các khớp vai, háng, gối, … và có cả bộ khớp được thiết kế để thay trong các trường hợp cắt xương nhiều như ung thư xương. Đặc biệt, việc sử dụng xương đồng loại để thay thế một đoạn xương đã cắt cũng là một trong những thành công của khoa học kỹ thuật được áp dụng vào điều trị y học. Xương đồng loại ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong y tế vì chính những ưu điểm của nó mang lại như liền xương tốt hơn sử dụng các vật liệu vô cơ khác, giá thành thấp hơn, cấu tạo đúng giải phẫu hơn...

                                                                                                                                        THIÊN LAM

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Y học thường thức - 06/08/2024

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Y học thường thức - 16/07/2024

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Y học thường thức - 03/07/2024

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Y học thường thức - 28/05/2024

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới