Bệnh thường gặp khi thừa axit dạ dày

Thừa axit dạ dày có thể dẫn đến viêm loét, xuất huyết dạ dày... nếu không phát hiện, điều trị sớm.

Thành phần chính của axit dạ dày là axit clohydric (công thức hóa học: HCl). Nồng độ HCl ở dạ dày của người khỏe mạnh dao động trong khoảng 0,0001 - 0,001 mol/l. Chúng đóng vai trò thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn và làm rỗng dạ dày; kích thích ruột non, tụy sản xuất ra các enzyme tiêu hóa để phá vỡ chất béo, protein; góp phần tiêu diệt các vi khuẩn có hại từ bên ngoài đi vào dạ dày, tránh gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa.

Axit dạ dày ảnh hưởng đến sức khỏe, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý.
Axit dạ dày ảnh hưởng đến sức khỏe, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý.

Tại dạ dày, nơi có nồng độ axit lớn nhất trong cơ thể, những tế bào viền tiết ra axit nhằm giữ độ pH của dạ dày luôn giữ ở mức 1-3. Nhờ mức axit này mà thức ăn tạo điều kiện thuận lợi để thủy phân thành các chất dễ hấp thu vào cơ thể.

Tuy nhiên, trong guồng quay của cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực, nhiều người vẫn duy trì những thói quen xấu như bỏ bữa, ăn uống tùy tiện, thức khuya, sử dụng nhiều rượu bia hoặc cà phê,... khiến axit dạ dày có thể tăng vượt ngưỡng cho phép. Lúc này, lượng axit cao phá vỡ lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó dẫn đến các bệnh phổ biến như đau dạ dày, viêm loét dạ dày. Nguy hiểm hơn, bạn có thể gây xuất huyết tiêu hóa biểu hiện bằng nôn hay đi ngoài có máu, dẫn đến mất máu trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến tính mạng nếu không cấp cứu kịp thời. Ngoài ra, thừa axit dạ dày còn có thể ảnh hưởng đến những vị trí khác như thực quản, răng miệng, hệ hô hấp đồng thời giảm sức đề kháng của người bệnh.

Khi nhận thấy dạ dày có những biểu hiện bất thường nên đi khám bác sĩ để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, điều trị kịp thời.
Khi nhận thấy dạ dày có những biểu hiện bất thường nên đi khám bác sĩ để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, điều trị kịp thời.

Vì vậy, để có một cơ thể khỏe mạnh, mỗi người cần duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học; ăn tối đúng giờ, trước khi đi ngủ khoảng 3 - 4 tiếng; không ăn quá no trước khi đi ngủ; hạn chế ăn những đồ chua, cay như: ớt, giấm, các loại dưa chua,... để tránh bào mòn dạ dày; chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn uống với lượng phù hợp; ăn chậm, nhai kỹ; tránh xa các loại đồ uống có chứa chất kích thích như bia rượu hoặc đồ uống có ga; bỏ thuốc lá; ngủ đủ giấc, tránh thức khuya; tránh căng thẳng, giữ tâm lý thoải mái và lạc quan. Bạn hãy lắng nghe phản ứng của cơ thể và giảm axit trong dạ dày khi cơ thể có những biểu hiện như đau, ợ chua, đắng miệng là điều cần thiết.

Lê Nguyễn

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Y học thường thức - 06/08/2024

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Y học thường thức - 16/07/2024

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Y học thường thức - 03/07/2024

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Y học thường thức - 28/05/2024

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới