Biện pháp phát hiện sớm ung thư hạ họng thanh quản
Ở Việt Nam, ung thư thanh quản gặp nhiều hơn ung thư hạ họng với tỷ lệ xấp xỉ 3 / 1. Ung thư thanh quản - hạ họng đứng hàng thứ 2 sau ung thư vòm và chiếm khoảng 20 % trong các ung thư đường tiêu hóa - hô hấp trên. Riêng ung thư thanh quản chiếm 4 % trong các loại ung thư.
Tuổi hay gặp nhất từ 45 – 65 tuổi.
Nam gặp nhiều hơn nữ với tỉ suất là 5/1
Các yếu tố nguy cơ
Ngoài các giả thuyết chung về ung thư, ung thư thanh quản và hạ họng có các yếu tố nguy cơ sau: hút thuốc lá, uống rượu, loạn sản niêm mạc, có tiền sử tia xạ vùng cổ.
Các yếu tố khác: vệ sinh răng miệng kém, dinh dưỡng kém, virus, di truyền, nghề nghiệp có tiếp xúc với các chất độc hại.
Chẩn đoán
Tình huống phát hiện các dấu hiệu chung giúp phát hiện ung thư thanh quản, hạ họng tùy thuộc vào vị trí và sự lan tràn của khối u, bao gồm:
- Đối với ung thư thanh quản: Khàn tiếng kéo dài là dấu hiệu quan trọng nhất. Khó thở khi khối u đã to. Nếu khối u lan vào hạ họng sẽ có thêm các triệu chứng của ung thư hạ họng và được gọi là ung thư thanh quản - hạ họng.
- Đối với ung thư hạ họng: nuốt khó, nuốt đau, đau tai phản xạ. Nếu khối u lan vào thanh quản sẽ có thêm các triệu chứng của ung thư thanh quản.
- Triệu chứng chung cho cả 2 loại ung thư: hạch cổ, thể trạng gầy sút. Nhất là khi các dấu hiệu trên xuất hiện ở người lớn tuổi ( nhất là nam giới ), nghiện thuốc lá, rượu, không đáp ứng với các điều trị thông thường.
Khám lâm sàng
Trước hết người bệnh được khám tổng quát, khám mũi, khám tai, khám vòm mũi họng, khám răng, sau đó khám hạch cổ và khám họng - thanh quản.
Khi khám hạch cổ: bác sĩ sẽ khám chi tiết vị trí, kích thước mật độ, tính nhạy cảm, tính chất di động của hạch cổ. Các dãy hạch cổ cần khám kỹ gồm: dãy cảnh, dãy dưới hàm và dưới cằm, dãy gai, dãy cổ ngang, các hạch giữa trước thanh - khí quản.
Thanh quản, nhất là tầng thanh môn, có mạng lưới bạch huyết nghèo nàn. Do đó, trong ung thư thanh quản, hạch cổ thường di căn muộn, tiên lượng khá hơn.
Hạ họng có mạng lưới bạch huyết phong phú. Khi ung thư, hạch cổ thường di căn sớm nên tiên lượng xấu.
Cần khám tuyến giáp khi khám cổ.
Một số trường hợp đặc biệt cần dùng đến ống soi mềm đặt qua mũi. Khi soi cần quan sát kỹ mọi bất thường của niêm mạc để phát hiện khối u, sự di động của đáy lưỡi, sự di động của dây thanh và sụn phễu.
Khám cận lâm sàng, gồm:
- Nội soi toàn bộ: dùng ống soi cứng với gây mê để nội soi toàn bộ gồm: hạ họng, thanh quản, thực quản, phế quản, vòm mũi họng ; qua đó tiến hành sinh thiết. Bác sĩ sẽ chú ý để phát hiện khối ung thư thứ phát, nhất là ở thực quản và phế quản.
- Sinh thiết chẩn đoán xác định ung thư.
- Chọc hạch cổ: chọc hạch cổ xét nghiệm tế bào để xác định sự di căn của khối u vào hạch.
- Chẩn đoán hình ảnh: chụp CT Scan vùng cổ, chụp MRI vùng cố.
Nguyên tắc điều trị
Có sự phối hợp của 4 phương pháp điều trị: phẫu thuật, tia xạ, hóa chất và miễn dịch.
BSCKII Bùi Văn Soát
Nguồn: Tạp chí Thuốc và Sức khoẻ
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Y học thường thức - 06/08/2024
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Y học thường thức - 16/07/2024
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Y học thường thức - 03/07/2024
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Y học thường thức - 28/05/2024
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Chớ chủ quan với bệnh giời leo
Y học thường thức - 02/05/2024
Chớ chủ quan với bệnh giời leo