Cách phòng ngừa các bệnh về mắt thường gặp

Có nhiều yếu tố trong lối sống sinh hoạt có thể góp phần làm giảm thị lực và dược sĩ nên đưa ra những tư vấn cần thiết cho bệnh nhân để làm giảm thiểu những ảnh hưởng xấu này.
Bệnh về mắt - Ảnh minh họa
Bệnh về mắt - Ảnh minh họa

 

Có hơn 200 bệnh hoặc triệu chứng liên quan đến mắt, từ các vấn đề phổ biến (ví dụ như bệnh khô mắt [DED], đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp) đến các bệnh hiếm gặp hơn (ví dụ như u ác tính mắt và viêm giác mạc mắt). Một số bệnh không có triệu chứng và có thể gây mất thị lực trước khi bệnh nhân kịp nhận ra những gì đang diễn ra. Có 1,8 triệu người ở Anh đang bị mất thị lực đáng kể và 50% trong số đó có thể phòng tránh được. Do đó, Hệ thống kết quả y tế công cộng của chính phủ (the government's Public Health Outcomes Framework) đã nhấn mạnh phòng chống giảm thị lực như một ưu tiên hàng đầu.

Có nhiều dịch vụ mà dược sĩ và chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể đăng ký cho bệnh nhân để hỗ trợ cho mục đích giảm tỷ lệ mất thị lực có thể phòng ngừa. Bài viết này mô tả cách xác định bệnh nhân trong các nhóm có nguy cơ và tư vấn cho họ về những thay đổi trong lối sống và các phương pháp điều trị có sẵn. Nó cũng phác thảo các triệu chứng 'nguy hiểm' cũng như thời gian và vị trí để xác định bệnh.

Giảm tiêu thụ rượu

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 

Ngoài việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh gan và một số bệnh ung thư, lạm dụng rượu liên tục cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt lâu dài. Sử dụng rượu đã được chứng minh làm trầm trọng thêm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh khô mắt DED (còn được gọi là keratoconjunctivitis sicca), tình trạng mắt không đủ nước mắt hoặc nước mắt bay hơi quá nhanh, dẫn đến mắt bị khô, đỏ, sưng và kích ứng.

Một nghiên cứu bệnh chứng trên mười bệnh nhân sau khi uống ethanol đã chứng minh rằng ethanol được phát hiện trong nước mắt của những người này và có liên quan đến việc làm giảm thời gian bay hơi của nước mắt (thông qua hoạt động của ethanol như một dung môi), làm tăng thẩm thấu nước mắt và xáo trộn sản xuất cytokine.

Box 1: Bệnh khô mắt

Tình trạng mãn tính phổ biến là bệnh khô mắt (DED) được ước tính ảnh hưởng với tỷ lệ 1/3 – 1/20 người.

Các triệu chứng, thường ảnh hưởng đến cả hai mắt, bao gồm:

Kích thích;

Grittiness (cảm giác có cát trong mắt);

Nóng rát;

Đau nhức;

Chảy nước mắt;

Rối loạn thị giác.

Bệnh nhân có các triệu chứng sau đây nên được giới thiệu đến bác sĩ đa khoa hoặc chuyên gia chăm sóc mắt:

Đau dữ dội hoặc đột ngột ở một hoặc cả hai mắt;

Đột ngột xuất hiện các triệu chứng sau một sự kiện nào đó;

Khô miệng kết hợp với các triệu chứng khô mắt khác (đây có thể là dấu hiệu của bệnh Sjögren ');

Mất thị lực hoặc rối loạn thị giác nghiêm trọng (một triệu chứng của bong võng mạc).

Để biết thêm thông tin về việc xác định DED và các khuyến nghị điều trị tại nhà thuốc cộng đồng, xem tại Wolffsohn et al. “Xác định tình trạng khô mắt tại nhà thuốc cộng đồng” và “Khuyến cáo phương pháp điều trị khô mắt tại nhà thuốc cộng đồng” của Evans & Madden.

Tiêu thụ nhiều rượu cũng có liên quan đến các nguyên nhân gây mù, bao gồm thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (AMD; khi các tế bào ở phần trung tâm của võng mạc bị tổn thương và kết quả là tầm nhìn bị ảnh hưởng). Một phân tích tổng hợp của năm nghiên cứu được công bố cho thấy tiêu thụ nhiều rượu được định nghĩa là uống 30g rượu/ngày trở lên, có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc AMD sớm. Rượu được cho là làm tăng oxidative stress (sự mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa trong cơ thể) bằng cách sửa đổi các cơ chế bảo vệ chống lại nó, dẫn đến AMD. Liên quan với đục thủy tinh thể (làm mờ thuỷ tinh thể trong mắt) là chưa rõ ràng, nhưng tỷ lệ đục thủy tinh thể tăng đã được báo cáo ở những bệnh nhân sử dụng nhiều rượu.

Dược sĩ nên tư vấn cho bệnh nhân theo hướng dẫn của dịch vụ y tế quốc gia (NHS) hiện nay: mọi người không nên uống quá 14 đơn vị rượu (một đơn vị rượu được xác định là 10mL rượu nguyên chất, tương đương 8g) mỗi tuần và tiêu thụ rượu nên được trải đều trên ba hoặc nhiều hơn ba ngày, với vài ngày không uống rượu mỗi tuần. Bệnh nhân có thể được đăng kí vào các tổ chức có thể giúp cung cấp các hỗ trợ cùng với NHS, bao gồm tổ chức Alcohol Concern, Alcoholics Anonymous and Drinkaware.

Bỏ thuốc lá

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 

Tiền sử hút thuốc lá có liên quan đến việc tăng nguy cơ AMD và có liên quan đến cả tỷ lệ mắc cũng như sự tiến triển của bệnh. Những người hút thuốc hiện tại đã được chứng minh là có nguy cơ phát triển AMD, so với những người đã bỏ thuốc và những người không hút thuốc nhưng đã tiếp xúc với khói thuốc. Khói thuốc lá cũng đã được chứng minh là có liên quan giữa mức độ khói thuốc hít phải với sự hình thành đục thủy tinh thể. Nó cũng có liên quan đến bệnh võng mạc do tiểu đường (tắc nghẽn mạch máu ở phía sau mắt), DED và bệnh tăng nhãn áp (một tình trạng ảnh hưởng đến thần kinh thị giác).

Một cuộc khảo sát cắt ngang ở 260 thanh thiếu niên cho thấy nỗi sợ mù lòa cũng giống như động lực thúc đẩy cai thuốc lá vì sợ ung thư phổi, bệnh tim và đột quỵ. Do đó, các cuộc thảo luận liên quan đến chăm sóc mắt có thể giúp thúc đẩy bệnh nhân bỏ thuốc lá.

Dược sĩ và chuyên gia chăm sóc sức khỏe nên hỏi về tình trạng hút thuốc của tất cả bệnh nhân ít nhất một lần mỗi năm và nên thảo luận về nó trong các cuộc tư vấn thông thường. Họ thậm chí có thể cung cấp lời khuyên cho bệnh nhân ngoài các dịch vụ cai thuốc lá hoặc cung cấp liệu pháp thay thế nicotine, bao gồm cả trong việc mua thuốc không kê đơn (OTC), thông qua các đánh giá sử dụng thuốc hoặc trong các chiến dịch địa phương hoặc quốc gia (ví dụ: Không hút thuốc trong ngày).

Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 

Mức độ tiếp xúc cao với tia cực tím (UV) A và B là các yếu tố nguy cơ đã biết đối với nhiều vấn đề về mắt, bao gồm cả đục thủy tinh thể và ung thư. Hầu hết các nhãn hiệu kính để sử dụng cho các vấn đề của mắt hiện nay đều có bộ lọc UV, nhưng không phải tất cả các loại kính đều có khả năng bảo vệ đầy đủ. Bệnh nhân nên được tư vấn để đảm bảo kính râm của họ được đánh dấu CE hoặc BS (nghĩa là bằng chứng về sự phù hợp với tiêu chuẩn châu Âu hoặc Anh), và có bộ lọc phù hợp cho mục đích sử dụng của họ (loại bộ lọc nằm trong khoảng từ 0 đến 4, trong đó 4 là loại kính tối nhất).

Box 2 :  Dược sĩ có thể tư vấn cho bệnh nhân để mua kính râm

Kính râm phải mang nhãn hiệu CE và BS, đảm bảo chúng mang lại mức độ chống tia cực tím (UV) an toàn;

Kính râm sẽ được đeo khi lái xe phải nằm trong phạm vi danh mục bộ lọc là 0-3. Một kính mang loại lọc 4 sẽ quá tối để lái xe an toàn;

Trừ khi kính mang tiêu chuẩn Anh BS EN 1836: 1997, không nên nhầm lẫn sắc thái của tròng kính với khả năng lọc tia UV. Kính râm tối vẫn có thể cho phép tia UV đi vào mắt và có thể gây hại hơn là không đeo kính vì chúng làm cho đồng tử của mắt giãn ra, cho phép nhiều tia UV đi vào;

Kính râm cũng sẽ hấp thụ bức xạ cao năng lượng nhìn thấy được (ánh sáng xanh). Khuyến cáo rằng không nên lọc quá 95% ánh sáng xanh để tránh biến dạng màu.

Giảm thời gian nhìn vào màn hình máy tính

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 

Việc tăng sự phụ thuộc vào các thiết bị kỹ thuật số đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng các vấn đề về mắt liên quan đến máy tính, được gọi là hội chứng thị giác máy tính (CVS). Các vấn đề của CVS có thể được chia thành bốn loại:

  • Căng mắt (suy nhược);
  • Mắt khô hoặc đau liên quan đến bề mặt mắt;
  • Khó tập trung (mờ thị giác);
  • Các triệu chứng không nhìn thấy được khác.

Đối với bệnh nhân trải qua CVS, có loạt các loại thuốc có sẵn tại quầy cùng với các điều chỉnh để quản lý môi trường xung quanh, chẳng hạn như:

  • Đối với các triệu chứng mệt mỏi, mọi người sử dụng màn hình nên tuân theo quy tắc 20:20:20 (cứ sau 20 phút, mỗi người nghỉ 20 giây và tập trung vào một vật cách xa 20 feet, tương đương 6 mét)
  • Sửa đổi môi trường màn hình, tính đến ánh sáng và độ loá, luồng gió, cấu hình màn hình, chỗ ngồi và ánh sáng xanh da trời.
  • Giới thiệu bệnh nhân bị mờ mắt đến bác sĩ nhãn khoa
  • Nếu khó tập trung là một vấn đề, bệnh nhân nên được nhận hướng dẫn của Ban Điều hành An toàn và Sức khỏe (the Health and Safety Executive guidance) tức là bệnh nhân phải kiểm tra mắt nếu họ thường xuyên sử dụng thiết bị màn hình như một phần quan trọng trong công việc hàng ngày của mình.
  • Theo lời khuyên cho bệnh DED thiếu nước nhẹ
  • Điều trị bằng nước mắt nhân tạo và chất bôi trơn mắt;
  • Mặc dù hydroxypropyl methylcellulose (hypromellose) thường được khuyên dùng, nhưng một sản phẩm có độ nhớt cao hơn như carbome 980 có thể hữu ích cho bệnh nhân mắc CVS ​​vì chúng có thể làm tăng thời gian giữ ẩm;
  • Các triệu chứng từ trung bình đến nặng có thể cần dùng thuốc chống viêm tại chỗ được kê đơn (ví dụ: ciclosporin, thuốc nhỏ mắt chống viêm không steroid hoặc thuốc nhỏ mắt corticosteroid);
  • Natri hyaluronate thường được khuyên dùng để điều trị DED tiến triển.
  • Theo lời khuyên cho DED bốc hơi
  • Chất bôi trơn ở mắt có thể làm giảm các triệu chứng.
  • Sửa đổi môi trường xung quanh khi nhìn vào màn hình, có tính đến các yếu tố sau
  • Ánh sáng và độ loá;
  • Luồng gió;
  • Cấu hình màn hình và chỗ ngồi;
  • Tiếp xúc với ánh sáng xanh da trời.
  • Đối với bệnh nhân bị tầm nhìn đôi, hãy tham khảo bác sĩ chỉnh hình.

Phương pháp điều trị các thuốc không kê đơn (OTC) cho các vấn đề về mắt có sẵn với một loạt các dạng bào chế, bao gồm thuốc xịt, thuốc nhỏ, gel và thuốc mỡ. Bệnh nhân nên được thông báo về các sản phẩm khác nhau với thông tin kèm theo để cho phép người dùng đưa ra quyết định sáng suốt. Để được tư vấn thêm, hãy xem “Hội chứng về thị giác do máy tính: nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí” của Barai và Hammond.

Kiểm tra thị lực thường xuyên

Đối với đa phần người lớn, khoảng thời gian được khuyến nghị là hai năm một lần. Tuy nhiên, một số nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao hơn được khuyến nghị kiểm tra thị lực thường xuyên hơn (xem Hộp 3). Một số nhóm bệnh nhân cũng có thêm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp (ví dụ như bệnh nhân ở Afro-Caribbean hoặc châu Á, hoặc bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên có tiền sử gia đình đang mắc bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao hoặc đang dùng corticosteroid toàn thân hoặc tại chỗ) . Những bệnh nhân này nên được đăng kí kiểm tra với chuyên gia nhãn khoa tại địa phương nếu họ chưa được kiểm tra thị lực gần đây hoặc có bất kỳ lo ngại nào về thị lực.

Tương tự như miễn giảm chi phí theo đơn thuốc của NHS, một số nhóm bệnh nhân được miễn chi trả cho các xét nghiệm thị lực. Cần kiểm tra với bệnh nhân để xem họ có đủ điều kiện không .

Box 3: Tần suất kiểm tra thị lực được khuyến nghị

  • Kiểm tra sáu tháng một lần:
  • Những người dưới 7 tuổi bị dị tật thị lực hai mắt hoặc điều chỉnh tật khúc xạ (nghĩa là bị lác mắt hoặc cần đeo kính để điều chỉnh thị lực);
  • Những người ở độ tuổi 7-15 với thị lực hai mắt dị thường hoặc cận thị tiến triển nhanh chóng (nghĩa là bị lác mắt hoặc bị cận thị).
  • Kiểm tra hàng năm:
  • Những người từ 16 tuổi trở lên không có dị tật thị lực hai mắt hoặc tật khúc xạ (nghĩa là không nheo mắt hoặc không cần đeo kính để điều chỉnh thị lực);
  • Những người mắc bệnh tiểu đường không nằm trong kế hoạch theo dõi bệnh võng mạc do tiểu đường.
  • Kiểm tra hai năm một lần:
  • Người từ 16 tuổi trở lên;
  • Những người mắc bệnh tiểu đường là một phần của chương trình theo dõi bệnh võng mạc tiểu đường.Thực hiện theo các lời khuyên vệ sinh khi sử dụng kính áp tròng

Với bản chất của việc đưa một vật lạ lên bề mặt mắt kết hợp với môi trường ấm và ẩm trong mắt, việc sử dụng kính áp tròng không đúng cách có thể dẫn đến các vấn đề cho mắt. Dược sĩ nên biết tới các lời khuyên của Hiệp hội nhãn khoa cho người đeo kính áp tròng để tư vấn cho bệnh nhân hiệu quả:

  • Nên rửa tay và lau khô trước khi xử lý kính áp tròng;
  • Không bao giờ sử dụng nước máy để làm sạch kính (Acanthamoeba được tìm thấy trong nước máy, có thể dẫn đến nhiễm trùng đe dọa thị lực);
  • Nên sử dụng một loại dung dịch kính áp tròng cụ thể, theo lời khuyên của chuyên viên đo mắt;
  • Kính áp tròng nên được làm sạch hàng tuần bằng dung dịch thích hợp và thay thế hàng tháng khi mở một chai dung dịch mới. Dung dịch rửa kính nên được thay đổi sau mỗi lần sử dụng;
  • Không bao giờ bơi hoặc tắm trong khi đeo kính áp tròng trừ khi được bác sĩ nhãn khoa hoặc chuyên viên chăm sóc mắt khuyến cáo an toàn;
  • Không bao giờ sử dụng chung hoặc trao đổi kính áp tròng;
  • Trang điểm sau khi đeo kính và loại bỏ khi cần thiết;
  • Không bao giờ đeo kính áp tròng lâu hơn khuyến nghị (tối đa 16 giờ / ngày) vì điều này làm tăng nguy cơ viêm giác mạc do vi khuẩn và DED;
  • Không bao giờ đeo kính khi ngủ trừ khi chúng được thiết kế đặc biệt để đeo qua đêm;
  • Tham gia các buổi chăm sóc thường xuyên (ít nhất là hàng năm);
  • Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nhãn khoa trong trường hợp đỏ, đau hoặc mất thị lực;
  • Nếu thấy bất thường, hãy tháo kính ra.Tham dự sàng lọc

Tất cả bệnh nhân dùng hydroxychloroquine và chloroquine nên được kiểm tra mắt thường xuyên do nguy cơ mắc bệnh võng mạc do hydroxychloroquine theo quy định của Đại học Nhãn khoa Hoàng gia. Ít nhất 7,5% bệnh nhân dùng hydroxychloroquine trong hơn năm năm sẽ bị tổn thương võng mạc. Đề án sàng lọc hydroxychloroquine vẫn đang được phát triển trên khắp Vương quốc Anh. Tuy nhiên, điều quan trọng vẫn là nhắc nhở bệnh nhân về tầm quan trọng của việc kiểm tra mắt thường xuyên. Quy tắc số năm là một lời nhắc hữu ích: nếu bệnh nhân dùng nhiều hơn 5mg/kg/ngày trong hơn năm năm, thì cần phải kiểm tra mắt hàng năm.

  1. Thực hành tốt việc sử dụng thuốc nhỏ mắt và cách dùng

Khoảng 50% bệnh nhân mắc bệnh tăng nhãn áp không tuân thủ điều trị. Do hậu quả của thất bại điều trị, dược sĩ nên xem xét lý do và hỗ trợ bệnh nhân vượt qua mọi rào cản mà họ có thể gặp phải. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa kết quả lâm sàng hạn chế và khả năng phải sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau một cách không cần thiết.

Box 4: Tuân thủ việc sử dụng thuốc nhỏ mắt và kỹ thuật sử dụng

Bệnh nhân A đến lấy thuốc lặp lại (metformin và ramipril) từ nhà thuốc. Lưu ý rằng cô ấy cũng có thuốc nhỏ mắt latanoprost trong các loại thuốc lặp lại, nhưng đã không yêu cầu những thuốc này trong một thời gian. Bạn quyết định hỏi về thuốc nhỏ mắt của cô ấy, cô ấy nói rằng không còn cần chúng nữa vì cô không có bất kỳ triệu chứng nào và bệnh tăng nhãn áp của cô ấy đã được cải thiện tốt hơn.

Thực trạng

Tổn thương glaucomatous là không thể phục hồi, vì vậy điều quan trọng là phải nhấn mạnh rằng bệnh tăng nhãn áp là một bệnh không có triệu chứng rộng rãi. Áp lực nội nhãn cần phải được kiểm soát trong thời gian dài, và giữ dưới 24mmHg để ngăn ngừa các vấn đề về thị giác do hậu quả của tổn thương thần kinh thị giác.

Vì bệnh nhân A cũng bị đái tháo đường và tăng huyết áp, bà có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp cao hơn; do đó, điều quan trọng là cả ba điều kiện đều được kiểm soát đầy đủ. Sau cuộc thảo luận của bạn, rõ ràng là bệnh nhân A không hiểu tầm quan trọng của việc tiếp tục sử dụng thuốc nhỏ mắt cho đến khi bác sĩ nhãn khoa đồng ý áp lực nội nhãn của bà là chấp nhận được hoặc bà không còn nguy cơ bị mất thị giác trong suốt cuộc đời.

Đánh giá

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 

Một điều quan trọng cần lưu ý là kiểm tra kỹ thuật dùng thuốc nhỏ mắt. Hãy xem xét kỹ thuật đốt ngón tay được phát triển bởi chiến dịch “knowyourdrops” giúp nâng cao hiểu biết về sử dụng thuốc nhỏ mắt của bệnh viện Moorfields:

  1. Kiểm tra hạn sử dụng trên chai thuốc nhỏ mắt và lắc nếu cần;
  2. Rửa tay trước khi mở chai;
  3. Nằm xuống hoặc ngồi xuống và nghiêng đầu về phía sau;
  4. Tạo một nắm tay bằng một tay và sử dụng đốt ngón tay của bạn để kéo mí mắt dưới của bạn xuống dưới. Giữ chai thuốc nhỏ mắt bằng tay kia và đặt cổ tay lên đốt ngón tay;
  5. Nhìn lên và bóp một giọt vào mí mắt dưới của bạn, đảm bảo vòi phun không chạm vào mắt, lông mi hoặc mí mắt của bạn;
  6. Nhắm mắt lại và ấn nhẹ vào góc trong của mắt trong 30- 60 giây để đảm bảo giọt nước được hấp thụ hoàn toàn.

Khi nào cần tham khảo

Sử dụng thuốc không kê đơn đối với các vấn đề về mắt ở nhà thuốc thường chỉ giới hạn ở việc kiểm soát các tình trạng phổ biến như đỏ mắt, dính, khó chịu và đau mắt. Tuy nhiên, dược sĩ cần có nhận thức tốt về cách điều trị DED và viêm kết mạc do vi khuẩn, nhận biết các triệu chứng nguy hiểm (ví dụ như mất thị giác; đau, ánh sáng nhấp nháy, floaters (đốm đen bay trước mắt) hoặc chói mắt; đau đầu; và mắc đồng thời với bệnh tiểu đường hoặc tăng huyết áp).

Các chương trình điều trị những vấn đề nhỏ với mắt (MECS) được công nhận tại địa phương và thực hiện bởi các bác sĩ nhãn khoa hoặc chuyên viên về mắt, những người đưa ra các buổi thăm khám khẩn cấp với bệnh nhân (xem Bảng 1 để biết tổng quan). Để tham gia những buổi thăm khám này, bệnh nhân có thể tự chủ động sắp xếp hoặc được giới thiệu bởi dược sĩ, bác sĩ đa khoa hoặc từ các dịch vụ y tế quốc gia. Những nhân viên y tế của MECS có thể giới thiệu bệnh nhân đến các dịch vụ về mắt hoặc bệnh viện mắt nếu cần. Dược sĩ nên kiểm tra các chi tiết của MECS trong khu vực của họ để biết danh sách các tiêu chí giới thiệu nhất định.

Nguồn: pharmaceutical-journal.com/learning/learning-article/how-to-prevent-common-eye-problems/20205702.article

DS. Trần Ngọc Thịnh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Y học thường thức - 06/08/2024

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Y học thường thức - 16/07/2024

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Y học thường thức - 03/07/2024

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Y học thường thức - 28/05/2024

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới