Chàng trai 23 tuổi chết vì nhồi máu cơ tim, bác sĩ chỉ 3 loại thực phẩm là gánh nặng cho tim

Điều gì xảy ra khi một chàng trai mới 23 tuổi chết vì nhồi máu cơ tim? Bác sĩ cho biết thủ phạm nằm trong chính cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Tiểu Bình 23 tuổi, cậu đang là sinh viên tại một trường đại học ở Vũ Hán, Trung Quốc. Được biết, từ nhỏ Tiểu Bình được cha mẹ quản lý rất nghiêm, tuy nhiên, khi lên đại học không có người quản, thời gian lên trường học cũng ít nên Tiểu Bình thường sống buông thả.

Ngày nào Tiểu Bình cũng tụ tập bạn bè ở quán chơi game “thâu đêm suốt sáng”. Hơn nữa, Tiểu Bình còn học hút thuốc, khi buồn ngủ hay mệt mỏi, hút vài điếu thuốc có thể giúp cậu tỉnh táo tinh thần.

Tiểu Bình tử vong vì nhồi máu cơ tim
Tiểu Bình tử vong vì nhồi máu cơ tim

Vào một buổi sáng mùa đông, khi Tiểu Bình cùng vài bạn học bước ra từ quán net đột nhiên ngất xỉu. Các bạn học vô cùng sợ hãi, liền gọi xe cấp cứu. Khi đến bệnh viện, Tiểu Bình được chẩn đoán bị nhồi máu cơ tim, sau 3 tiếng cấp cứu, chàng trai trẻ đã tử vong.

Mẹ Tiểu Bình sau khi nhận được tin con mất cũng không thể đứng vững. Tất cả mọi người đều rất sốc, họ đến hỏi bác sĩ, tại sao một người mới 23 tuổi lại bị nhồi máu cơ tim.

Bác sĩ giải thích: Tiểu Bình thường xuyên thức khuya để chơi game, cùng với hút thuốc lá lượng lớn chính là nguyên nhân gây bệnh.

1. Hút thuốc

Chàng trai 23 tuổi chết vì nhồi máu cơ tim, bác sĩ chỉ 3 loại thực phẩm là gánh nặng cho tim

Theo nghiên cứu, những người thường xuyên hút thuốc có thể tăng nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim lên 7 lần. Hút thuốc gây gia tăng nồng độ carbon monoxide trong máu, dẫn tới phá hủy tế bào nội mô mạch vành, gia tăng kết tập tiểu cầu, tăng nguy cơ hình thành huyết khối tắc nghẽn. Chất nicotin có trong thành phần thuốc lá tác động làm tiến triển nhanh quá trình hình thành xơ vữa động mạch.

2. Thức đêm

Giấc ngủ là thời gian cơ thể hồi phục lại những tổn thương ở mạch máu và tim sau một ngày vận động mệt mỏi. Né tránh giấc ngủ là bạn đã vô tình cướp mất khoảng nghỉ ngơi cần thiết của hệ tim mạch, gia tăng gánh nặng cho tim mạch, cuối cùng vì làm việc quá sức khiến tim ngừng đập.

Ngoài ra, để giảm gánh nặng cho tim, 3 loại thực phẩm này ăn càng ít càng tốt

1. Ăn ít thức ăn mặn

Các nghiên cứu đã xác nhận rằng ăn quá nhiều muối có thể dẫn đến tăng tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tim. Hấp thụ quá nhiều ion natri trong muối vào máu sẽ gây ứ nước và natri, làm tăng dung lượng máu và tăng huyết áp. Đồng thời, nó sẽ gây phù nề tế bào cơ trơn mạch máu và làm hẹp khoang mạch máu, từ đó làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.

2. Ăn ít thức ăn lạnh

Chàng trai 23 tuổi chết vì nhồi máu cơ tim, bác sĩ chỉ 3 loại thực phẩm là gánh nặng cho tim

Tim rất sợ lạnh. Y học Trung Quốc cho rằng, tim có chức năng chính là máu. Nếu thức ăn lạnh đi vào dạ dày, nó sẽ kích thích mao mạch trong dạ dày và sẽ ảnh hưởng đến tim. Đây là lý do tại sao một số người sau khi ăn xong thực phẩm lạnh sẽ xuất hiện tình trạng đau vùng tim, đặc biệt là những người bệnh tim.

3. Ăn ít dầu mỡ

Hấp thụ quá nhiều axit béo trans có thể làm tăng cholesterol trong máu và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nguồn chính là dầu thực vật hydro hóa một phần. Nó được sử dụng rộng rãi trong bánh ngọt, bánh quy, pizza đông lạnh nhanh, khoai tây chiên, bỏng ngô và các thực phẩm khác. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng axit béo trans làm tăng lượng cholesterol lipoprotein mật độ thấp trong cơ thể, đồng thời giảm lượng cholesterol lipoprotein mật độ cao.

Hà Vũ (Dịch theo Aboluowang)

Nguồn: https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/tu-van-suc-khoe/3-loai-thuc-pham-khong-nen-an-de-tranh-nhoi-mau-co-tim-598239.html

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Y học thường thức - 06/08/2024

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Y học thường thức - 16/07/2024

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Y học thường thức - 03/07/2024

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Y học thường thức - 28/05/2024

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới