Châu Phi xóa sổ hoàn toàn bại liệt

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố xóa sổ hoàn toàn virus bại liệt tại châu Phi sau bốn năm không ghi nhận ca nhiễm mới.

"Ngày hôm nay chúng ta cùng nhau chúc mừng thành công mang tính lịch sử của ngành y tế cộng đồng, chứng nhận virus bại liệt bị xóa sổ hoàn toàn khỏi khu vực Châu Phi", Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc WHO, cũng là chủ tịch hội đồng giám sát bệnh bại liệt, tuyên bố trong cuộc họp trực tuyến hôm 25/8.

"Dấu chấm hết của virus bại liệt tại châu Phi quả là sự kiện tuyệt vời. Thành công của châu Phi cũng là thành công của thế giới. Không ai trong chúng ta có thể đạt được thành tựu này nếu đương đầu một mình", Tedros nói.

Bại liệt từng là một virus phổ biến, có thể tấn công hệ thần kinh, gây yếu cơ hoặc tê liệt ở trẻ nhỏ. Bệnh chưa có phương pháp điều trị, thuốc chữa, song có thể ngăn ngừa bằng vaccine.

Từ năm 1996, chính phủ các nước và tổ chức phi lợi nhuận đã hợp tác thực hiện các chiến dịch tiêm chủng kéo dài tại Châu Phi nhằm đẩy lùi virus bại liệt. Gần 9 tỷ liều vaccine bại liệt đã được phân phối.

Nỗ lực tiêu diệt hoàn toàn căn bệnh phần lớn thông qua Sáng kiến Xóa sổ Bại liệt Toàn cầu (GPEI) thành lập năm 1988 do chính phủ các nước dẫn dắt cùng 5 đối tác: Rotary International, WHO, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), Quỹ Bill và Melinda Gates. Đại diện các tổ chức cũng gửi lời chúc mừng tới châu Phi trong sự kiện mang tính cột mốc này.

Trẻ em tại Pakistan được uống vaccine bại liệt, 20/7. Ảnh: Reuters
Trẻ em tại Pakistan được uống vaccine bại liệt, 20/7. Ảnh: Reuters

Để đảm bảo bệnh dịch thực sự biến mất, các quan chức đã đợi bốn năm từ khi ca bại liệt cuối cùng được chẩn đoán tại lục địa này.

"Quyết định tuyên bố châu Phi xóa sổ hoàn toàn bại liệt được đưa ra sau rất nhiều năm giám sát, chủng ngừa và phân tích phòng thí nghiệm trên phạm vi 47 nước thành viên", Rose Gana Fomban Leke chủ tịch Ủy ban Chứng nhân Khu vực Châu Phi về xóa sổ Bại liệt chia sẻ.

"Sau nỗ lực kéo dài hàng năm, giờ chúng ta đã thấy kết quả. Đây là một cột mốc vĩ đại. Tôi có thể tuyên bố một cách tự tin rằng trong suốt bốn năm qua, châu Phi không ghi nhận một ca bệnh nào", Leke nói.

Trường hợp bại liệt cuối cùng được ghi nhận tại Nigeria năm 2016. Từ năm 1996, các nỗ lực xóa sổ mầm bệnh đã bảo vệ tới 1,8 triệu trẻ em và cứu sống khoảng 180.000 người.

"Virus bại liệt có nguồn gốc từ vaccine trong quá khứ đã nhanh chóng bị tiêu diệt sau khoảng 3 đợt tiêm chủng chất lượng cao. Giải pháp cho tất cả các đợt bùng phát bại liệt là giống nhau: chủng ngừa cho mọi trẻ em nhiều lần bằng vaccine dạng uống nhằm ngăn chặn bệnh lây lan, bất kể nguồn gốc của virus là gì", WHO cho hay.

Châu Phi là châu lục tiếp theo xóa sổ virus bại liệt sau châu Mỹ, châu Âu và phần lớn châu Úc. Căn bệnh hiện còn tồn tại ở hai nước Afghanistan và Pakistan.

"Các ca nhiễm đã giảm 99% sau năm 1988, từ khoảng 350.000 ca tại hơn 125 quốc gia xuống 175 ca được báo cáo năm 2019", theo tuyên bố của WHO.

Bill Gates, đồng chủ tịch Quỹ Bill và Melinda Gates cảnh báo hơn bao giờ hết, thế giới cần bảo vệ những thành quả đã đạt được. "Virus bại liệt hoang dại vẫn tồn tại ở Afghanistan và Pakistan. Cho đến khi chúng bị tiêu diệt hoàn toàn, dịch bệnh vẫn có thể quay trở lại".

Lê Hằng (Theo CNN)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Y học thường thức - 23/04/2024

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Y học thường thức - 15/04/2024

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Y học thường thức - 08/04/2024

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Y học thường thức - 19/03/2024

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Y học thường thức - 10/03/2024

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới