Cơ thể không sản sinh kháng thể chống SARS-CoV-2 sau khi nhiễm HCoV

Tuy virus SARS-CoV-2 là nguyên nhân gây ra các làn sóng dịch Covid-19 trên thế giới, nhưng đây không phải là chủng virus corona duy nhất có thể lây nhiễm giữa người với người.

Khác với virus SARS-CoV-2, các chủng virus corona khác lây lan giữa người và người (gọi chung là HCoV) thường chỉ gây bệnh nhẹ.

Theo một báo cáo được công bố trên Tạp chí ACS Infectious Diseases ngày 14/4, các nhà khoa học đã nghiên cứu và rút ra kết luận rằng, việc nhiễm hai HCoV khác nhau không giúp sản sinh kháng thể phản ứng chéo hiệu quả với virus SARS-CoV-2.

Do đó, việc từng nhiễm HCoV không giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mắc Covid-19 hay gây ra hiện tượng tăng nặng bệnh lý phụ thuộc kháng thể (ADE) khi người bệnh dương tính với virus SARS-CoV-2. 

Theo các nhà khoa học, virus SARS-CoV-2 và HCoV có chuỗi trình tự tương đồng, khiến giới chuyên gia phải đặt ra câu hỏi liệu hệ thống miễn dịch của người có nhận biết các chủng virus corona mới sau khi từng nhiễm HCoV.

Điều này có thể kích hoạt lại các tế bào B bộ nhớ, khiến chúng tạo ra các kháng thể giúp bảo vệ cơ thể không bị nhiễm HCoV và cũng có thể giúp chống lại bệnh Covid-19.

Mặt khác, nếu các kháng thể chống lại HCoV nhận diện được virus SARS-CoV-2 nhưng không đủ mạnh để tạo ra phản ứng miễn dịch, thì có thể dẫn đến ADE.

Trong hiện tượng ADE hiếm gặp này, các kháng thể dưới mức tối ưu có thể giúp một số virus bám vào và xâm nhập vào tế bào, làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. 

Để giải đáp câu hỏi trên, trong nghiên cứu mới này, các nhà khoa học đã so sánh sức mạnh và nồng độ của các kháng thể chống lại HCoV và SARS-CoV-2 trong huyết thanh của 9 bệnh nhân mắc Covid-19 đã hồi phục và trong 3 mẫu huyết thanh thu thập từ trước khi bùng phát đại dịch Covid-19. 

Các nhà khoa học đã áp dụng một kỹ thuật đặc biệt, có thể đo được riêng rẽ hai yếu tố ái lực - liên kết giữa kháng thể và kháng nguyên và nồng độ kháng thể. Kết quả cho thấy cả 9 mẫu huyết thanh đều chứa một lượng tương đối các kháng thể có ái lực cao đối với virus SARS-CoV-2.

Ngược lại, các huyết thanh thu thập từ thời kỳ trước đại dịch không chứa kháng thể có ái lực cao đủ để chống lại SARS-CoV-2. Cả 12 huyết thanh đều chứa lượng thấp các kháng thể ái lực cao chống lại hai HCoV phổ biến, là dấu hiệu cho thấy những người này từng nhiễm HCoV.

Các thí nghiệm khác cũng cho thấy, những kháng thể này không liên kết với SARS-CoV-2. Các nhà nghiên cứu cho biết, các kết quả cho thấy không có phản ứng chéo của các kháng thể chống lại các HCoV thông thường và SARS-CoV-2, do đó, phản ứng chéo kháng thể giữa các dòng virus corona không có tác dụng bảo vệ cơ thể.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Y học thường thức - 06/08/2024

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Y học thường thức - 16/07/2024

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Y học thường thức - 03/07/2024

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Y học thường thức - 28/05/2024

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới